Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới – bài 43) Nguyễn Trãi

Tập thơ “Quốc âm thi tập”:

Là tập thơ Nôm, gồm 254 bài

Nội dung: Vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: Tư tưởng nhân nghĩa,yêu nước thương dân, hòa cảm với thiên nhiên.

Nghệ thuật: Sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật: xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới – bài 43) Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢNH NGÀY HÈ (Bảo Kính Cảnh giới – Bài 43) Nguyễn TrãiI. Tìm Hiểu Chung:Tập thơ “Quốc âm thi tập”:Là tập thơ Nôm, gồm 254 bàiNội dung: Vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: Tư tưởng nhân nghĩa,yêu nước thương dân, hòa cảm với thiên nhiên...Nghệ thuật: Sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật: xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.CH: Dựa vào tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết khái quát về tập thơ “Quốc âm thi tập”?1. Tập thơ “Quốc âm thi tập”:- Bố cục tập thơ: + Vô đề (không có đầu đề) + Môn thì lệnh (Thời tiết) + Môn hoa mộc (Cây cỏ) + Môn cầm thú (thú vật)2. Bài thơ “Cảnh ngày hè”:a. Xuất xứ: Trích bài số 43 trong số 61 bài, thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” (Gương báu răn mình) – Phần “vô đề”. Nhan đề “Cảnh ngày hè” do người đời sau đặt.b. Hoàn cảnh sáng tác: Trong khoảng thời gian nhà thơ ở ẩn tại Côn Sơn.a. Xuất xứ:b. Hoàn cảnh sáng tác:II. Đọc – Hiểu: *Đọc: Thanh thản, vui vẻ, sảng khoái Cảnh ngày hè - Nguyễn TrãiRồi hóng mát thuở ngày trường,Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.Lao xao chợ cá làng ngư phủ,Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương.II. Đọc – Hiểu: *Đọc: Thanh thản, vui vẻ, sảng khoái Cảnh ngày hè - Nguyễn TrãiRồi hóng mát thuở ngày trường,Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.Lao xao chợ cá làng ngư phủ,Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương.(Rỗi rãi)(màu, dáng)(ao) (dư-ngát)(inh ỏi)(Lẽ ra nên có)(nhiều)(sen)*Bố cục:+ 6 câu đầu: Bức tranh ngày hè+ 2 câu cuối: Khát vọng của nhà thơTâm thế ngắm cảnh: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”Thời gian: “rồi”-rỗi rãi suốt “ngày trường”.Nhịp thơ chậm dãi Nhà thơ nhàn tản với phong thái ung dung tự tại đi dạo ngắm cảnh – giây phút hiếm hoi trong cuộc đời đầy biến động của Nguyễn Trãi.1. Bức tranh ngày hè:CH: Đọc nhẩm lại câu 1, chú ý từ ngữ, nhịp điệu và hình dung tâm thế người ngắm cảnh?1. Bức tranh ngày hè:Cảnh ngày hè:Cảnh vật:“Hòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hương”+ Hình ảnh:Hòe: Xanh um, tán giương rộng che rợpThạch lựu: nở hoa đỏ rực như phun màu đỏ bên hiênSen hồng: Tỏa ngát mùi hương trong ao Những hình ảnh đặc trưng của mùa hè tạo nên cảnh sắc tươi tắn, rực rỡ.CH: 3 câu tiếp theo tái hiện lại bức tranh cảnh vật ngày hè, hãy nhận xét về những hình ảnh trong bức tranh ấy?+ Từ ngữ: “đùn đùn”, “giương”, “tiễn” là những động từ mạnh diễn tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật.+ Nhịp thơ:“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” Khác với nhịp thông thường của thơ thất ngôn Đường luật, có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật cảnh vật.+ Nghệ thuật đối xứng:Thạch lựu hiên >< Hồng liên trì(Phun thức đỏ) (Tiễn mùi hương)Có tác dụng: làm tăng thêm vẻ rộn ràng cho cảnhCH: Trong bài thơ có một số động từ diễn tả trạng thái của cảnh, đó là những động từ nào? Qua đó trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?CH: Em hãy nhận xét tác dụng của nhịp điệu và nghệ thuật đối xứng ở 2 câu: 3 và 4?Âm thanh:+ “Lao xao chợ cá”: âm thanh vọng lại từ phía chợ cá của làng chài. Âm thanh đặc trưng của cuộc sống vui tươi, thanh bình.+ “Dắng dỏi cầm ve”: tiếng ve râm ran trong chiều tà , như tiếng đàn lảnh lót vang dội lên. Âm thanh đặc trưng của ngày hè, cảnh vật như rộn lên sự sống, niềm vui.CH: Âm thanh trong bài thơ được thể hiện qua những từ ngữ nào? Nhận xét những âm thanh trong cảnh ngày hè? 6 câu thơ đầu là bức tranh hài hòa về màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người: Màu sắc tươi tắn rực rỡ - Âm thanh rộn ràng; Cảnh vật tràn trề nhựa sống – Lòng người náo nức.CH: Từ sự phân tích trên hãy chứng minh: bức tranh ngày hè có sự hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, cảnh vật và con người?Nhà thơ đón nhận cảnh vật bằng mọi giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác và sự liên tưởng; Cho thấy sự giao cảm mạnh mẽ, nhưng tinh tế giữa cảnh và người. Một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống.CH: Nhà thơ đón nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ?2. Khát vọng của nhà thơ:Nhà thơ ước mơ có đàn “Ngu cầm” của vua Thuấn để gảy lên khúc Nam Phong, ngợi ca cuộc sống thái bình và xây dựng một xã hội lý tưởng như thời vua Nghiêu, vua Thuấn.Câu thơ cuối 6 chữ, nhịp thơ 3/3, ngắn-dứt khoát là sự rồn nén cảm xúc của toàn bài, thể hiện khát vọng đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi phương. Nguyễn Trãi nhàn thân mà không nhàn tâm.CH: Đọc kỹ chú thích 7 trong SGK và cho biết khát vọng của nhà thơ thể hiện qua 2 câu thơ cuối?CH: Nhận xét tác dụng của sự thay đổi số chữ và nhịp thơ ở câu thơ cuối?III. Tổng Kết:Nội dung:+ Vẻ đẹp bức tranh ngày hè+ Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nước, thương dân.- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đan xen những câu lục ngôn-dồn nén cảm xúc.CH: Từ sự phân tích trên, hãy tóm lược nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?Củng Cố, Luyện TậpCảm hứng chủ đạo của bài thơ là khát vọng đem lại cuộc sống hạnh phúc, thái bình cho nhân dân.CH: Theo em cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?Dặn DòHọc thuộc bài thơ.Viết bài cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh ngày hè”.Soạn bài “Tóm tắt văn bản tự sự”.

File đính kèm:

  • pptcanh ngay he Nguyen TraiNghia.ppt
Giáo án liên quan