Bài giảng môn Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (16)

KIỂM TRA BÀI CŨ

1.Điều nào dưới đây không có trong hai câu thơ đầu bài Chiều tối?

• Bức tranh buổi chiều nơi rừng núi – đẹp, yên tĩnh và thoáng buồn.

• Nhân vật trữ tình đồng cảm với cánh chim mỏi và chòm mây cô đơn.

• Sự thư thái về tâm hồn của nhân vật trữ tình khi đối diện với vẻ đẹp thiên nhiên.

• Ngòi bút tả cảnh đã miêu tả tỉ mỷ đến từng chi tiết của cảnh vật.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (16), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng qúi thầy cô giáo. Chào các em !1.Điều nào dưới đây không có trong hai câu thơ đầu bài Chiều tối? Bức tranh buổi chiều nơi rừng núi – đẹp, yên tĩnh và thoáng buồn.Nhân vật trữ tình đồng cảm với cánh chim mỏi và chòm mây cô đơn.Sự thư thái về tâm hồn của nhân vật trữ tình khi đối diện với vẻ đẹp thiên nhiên.Ngòi bút tả cảnh đã miêu tả tỉ mỷ đến từng chi tiết của cảnh vật.KIỂM TRA BÀI CŨKIỂM TRA BÀI CŨ2. Hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” trong bài Chiều tối có ý nghĩa như thế nào?Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh càng thêm lạnh lẽo, hoang vu.Cảnh con ngườiphải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi rừng núi khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót.Vẻ đẹp của sự sống con người làm cho bức tranh chiều đang buồn bỗng trở nên tươi vui ấm áp.Không có tác động gì đến khung cảnh.ĐÂY THÔN VĨ DẠHÀN MẶC TỬI. TÌM HIỂU CHUNG* Câu hỏi thảo luận :Tóm tắt mục tiểu dẫn ? Những nét cơ bản về Hàn Mặc Tử?Vài nét về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?HÀN MẶC TỬ1. Tác giảNguyễn Trọng Trí (1912-1940), quê Quảng Bình.Cuộc đời nhiều bi thương.Sức sáng tác mạnh mẽMột tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.Tác phẩm: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938)2. Bài thơ Đây thôn Vĩ DạSáng tác 1938, Cảm hứng từ mối tình với cô gái quê Vĩ DạTrích tập Thơ ĐiênII. ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ:Đọc điễn cảm, nêu những cảm nhận ban đầu về bài thơTổ 1 trình bày câu 1: Phân tích nét đẹp của phong cảnh, tâm trạng nhà thơ trong khổ đầuCác tổ khác nhận xét1. Khổ thơ thứ nhất:1. Khổ thơ thứ nhất:Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền Cảnh khu vườn và con người thôn Vĩ Câu 1: Câu hỏi, 6/7 thanh bằng gợi nỗi niềm vời vợi Lời trách móc nhẹ nhàng, thân mật, mời gọi thiết tha.Câu 2: Điệp từ “nắng”, nắng ban mai tinh khôi dịu dàng trong trẻo, phản chiếu, dát vàng lên hàng cau.Câu 3: Đại từ phiếm chỉ “Ai”, phép so sánh, câu cảm thán.“Mướt”: mượt mà, non tơ óng ả, đầy sức sống“Xanh như ngọc”: vừa có màu, vừa ánh lên vẻ đẹp trong trẻoCâu 4: “Mặt chữ điền”: phúc hậu“Lá trúc che ngang”: vẻ đẹp hài hòa giữa người với thiên nhiên, nét kín đáo, duyên dáng của con gái xứ Huế.Tóm lại: Trong hoài niệm bâng khuâng, nỗi nhớ thương, yêu mến của thi nhân, Vĩ Dạ hiện lên tắm trong ánh bình minh với vẻ đẹp tinh khôi dịu dàng rất HuếTổ 2 trả lời câu 2: Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì ?Các tổ khác nhận xét1. Khổ thơ thứ hai:2. Khổ thơ thứ hai:Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu, hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay? Cảnh mây trời, sông nước xứ Huế Câu 1+2: “ Gió, mây”: (nhân hóa) chuyển động ngược chiều tăng thêm cái trống vắng của không gian.“ Dòng nước buồn thiu”: (nhân hóa) lặng lẽ buồn thiu, cỏ cây hiu hắt chỉ lay động rất nhẹ. Tâm trạng u buồn cô đơn của nhà thơCâu 3+4:“Bến sông trăng” :hình ảnh thi vị tài hoa, dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng.Hai câu hỏi: “thuyền ai ? Có chở trăng về kịp tối nay?” gợi hẹn hò, ước mơ hội ngộ, lo âu.Tóm lại:Cảnh êm đềm , thơ mộng, huyền ảo, ẩn sâu biết bao cảm xúc suy tư của nhà thơ : phấp phỏng một niềm hy vọng đau đáu và dự cảm chia lìa.3. Khổ thơ thứ ba:Tổ 3 trả lời câu 3: Nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình ở khổ thơ thứ ba như thế nào ? Chút hoài nghi trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không ? Vì sao ?Các tổ khác nhận xét3. Khổ thơ thứ ba:Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà? Tình người xứ Huế – niềm khao khát của thi nhân Câu 1: “khách đường xa” điệp ngữMơ : Mơ mộng, mơ hồ, xa xôi  Nỗi khắc khoải tuyệt vọng.Câu 2+3: “Aùo em trắng quá...” Hình bóng trong mơ.Mờ nhân ảnh  màu tâm tưởngCâu 4: “Ai biết tình ai... “Điệp từ phiếm chỉ “ai”, câu hỏi tu từ cực tả nỗi băn khoăn không biết “tình ai” có bền chặt hay cũng mờ ảo như sương khói (sự hoài nghi tình cảm người khác và tình cảm của chính mình)Câu hỏi tu từ Nỗi cô đơn trống vắng, niềm tha thiết yêu cuộc đời, con người.Tóm lại: Khổ thơ cuối thể hiện tình yêu thầm kín, say đắm, lung linh, huyền ảo chơi vơi đầy hụt hẫng trong tâm hồn nhà thơ .4. Nghệ thuật của bài thơ:Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ ?4. Nghệ thuật của bài thơ: Tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ, từ đó mà khơi gợi liên tưởng thực – ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh vật và con người xứ Huế. Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.III. CỦNG CỐ* Câu hỏi thảo luận :Hãy nêu những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?III. CỦNG CỐ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng.IV. LUYỆN TẬP1. Ý nào không nói đúng về thơ văn Hàn Mặc Tử?Trong thơ ông, ta thấy một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết và một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn.Khuynh hướng siêu thoát và những hình ảnh ma quái trong thơ ông là biểu hiện của thái độ chán chường, thù hận cuộc đời.Oâng đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào.Cùng với bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng và bút pháp siêu thực2. Ý nào nói đúng sự chuyển hóa sắc thái của cảnh theo 3 khổ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ ? Thực -> vừa thực vừa ảo -> ảo. Vừa thực vừa ảo -> ảo -> thực. Ảo -> thực -> vừa thực vừa ảo. Vừa thực vừa ảo -> thực -> ảo.3. Vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ buổi bình minh là vẻ đẹp như thế nào ? Vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ. Vẻ đẹp huyền ảo, nên thơ. Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết. Vẻ đẹp u buồn, sâu lắng.4. Câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” biểu hiện nỗi niềm gì của thi sĩ ?Hy vọng mình được đón nhận “tình ai”.Không dám tin rằng mình còn có thể được đón nhận tình đời, tình người.Cả hai ý trên.Xin trân trọng cảm ơn quí thầy, cô giáo và các em !

File đính kèm:

  • pptDay thon Vi Da(22).ppt