Bài giảng môn Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) (2)

Câu1: Sức hấp dẫn của truyện Thạch Lam chủ yếu toát ra từ đâu?

Tình huống, sự kiện.

Tính cách, số phận nhân vật.

Các xung đột.

Thế giới nội tâm nhân vật.

 Đáp án: D.Thế giới nội tâm nhân vật.

 

ppt37 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) (2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học 11GVTH: Hứa Thị Anh ThưChào mừng quý thầy cô và các em học sinh!KIỂM TRA BÀI CŨCâu1: Sức hấp dẫn của truyện Thạch Lam chủ yếu toát ra từ đâu?Tình huống, sự kiện.Tính cách, số phận nhân vật.Các xung đột.Thế giới nội tâm nhân vật. Đáp án: D.Thế giới nội tâm nhân vật.KIỂM TRA BÀI CŨCâu 2: Âm thanh nào trong các âm thanh sau được miêu tả ở truyện Hai Đứa Trẻ có sức vang ngân, xao xuyến và náo nức nhất đối với tâm hồn trẻ thơTiếng còi tàu.Tiếng đàn bầu.Tiếng ếch nhái.Tiếng trống. Đáp án: A.Tiếng còi tàu.KIỂM TRA BÀI CŨCâu 3: Trong truyện Hai đứa trẻ có nhiều hình ảnh tương phản. Sự tương phản nào gây ấn tượng rõ nhất về tình trạng sống mòn mỏi, le lói của con người nơi phố huyện?A. Ánh sáng của đoàn tàu và ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí .B. Thế giới phố huyện và một chút thế giới khác.C. Ánh sáng và bóng tối thuộc về đêm nơi phố huyện.D. Hình ảnh vũ trụ bao la và hình ảnh những con người bé nhỏ. Đáp án: A. Ánh sáng của đoàn tàu và ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí .CHỮ NGƯỜI TỬ TÙNGUYỄN TUÂNI.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 1.Tác giả: a. Cuộc đời : -Nguyễn Tuân (1910-1987)sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. -Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính,quận Thanh Xuân,Hà Nội. -Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, sở trường về thể loại tùy bút.-Năm 1945, Nguyễn Tuân đến với cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.I.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 1.Tác giả a. Cuộc đời Những sáng tác chính : (sách giáo khoa)Một chuyến đi (1938)Vang bóng một thời (1940)Thiếu quê hương (1940)- b. Sự nghiệp sáng tácI.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm 2.Tác phẩm Chữ người tử tù (Ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng) là một truyện ngắn đặc sắc trong Vang bóng một thời – xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng” . Nếu còn sống, năm nay nhà văn Nguyễn Tuân thọ đúng 95 tuổi (1910-2005), kỷ niệm sự kiện này, nhà văn Đoàn Minh Tuấn đã cho ra mắt bạn đọc tập “Với bác Nguyễn Tuân”.1.Tác giả I.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 1.Tác giả 2.Tác phẩm Tập truyện ngắn Vang bóng một thời : Nhân vật chính là những nho sĩ cuối mùa cố giữ “thiên lương” và sự ”trong sạch tâm hồn” . II.Tác phẩm: Chữ người tử tù. 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù Huấn Cao- khí phách hiên ngang, nổi tiếng tài viết chữ đẹp, cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình phong kiến nhưng thất bại, bị bắt giải đến đề lao.  Quản ngục – người phục vụ cho triều đình phong kiến, vốn say mê chữ đẹp, từng ao ước có được chữ của ông Huấn.  Viên quản ngục đã biệt đãi với Huấn Cao với tấm lòng đầy ngưỡng mộ nhưng thái độ lạnh nhạt, khinh bạc của Huấn Cao làm cho quản ngục rất khổ tâm, lại càng cháy bỏng đam mê được chữ.  Vào một buổi chiều lạnh, hiểu được nỗi lòng và sở nguyện của quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ và khuyên ngục quan bỏ nghề, về quê và giữ lấy thiên lương cho lành vững.II.Tác phẩm: Chữ người tử tù. 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù 2.Tình huống truyện Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường : - Diễn ra nơi tù ngục, trong thời gian còn ít ngày Huấn Cao chịu án chém. - Trong tình thế éo le: + Viên quản ngục - kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại khát khao ánh sáng của chữ nghĩa + Huấn Cao - người tử tù, cầm đầu cuộc nổi loạn, nổi tiếng có khí phách và tài viết chữ đẹp.Xét trên bình diện xã hội : Họ là những kẻ đối địch. Xét trên bình diện nghệ thuật : Họ là tri kỷ, tri âm đều yêu cái đẹp. Em hãy trình bày về tình huống gặp gỡ của hai nhân vật trong tác phẩm Chữ người tử tù? II.Tác phẩm:Chữ người tử tù 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù 2. Tình huống truyện Tình huống độc đáo góp phần:  Nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao  sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục  Thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm. Thư pháp: nghệ thuật viết chữ đẹp. II.Tác phẩm:Chữ người tử tù1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù 2. Tình huống truyện3. Giới thiệu về nghệ thuật thư phápNghệ thuật thư pháp?II.Tác phẩm:Chữ người tử tù 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù 2. Tình huống truyện 3. Giới thiệu về nghệ thuật thư pháp - Mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháp là một lần sáng tạo. - Mỗi nét bút là tập trung cao độ, kết tụ tinh hoa và tinh huyết của người nghệ sĩ. - Mỗi nét chữ đều là hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn, nhân cách người viết. Một số hình ảnh về nghệ thuật thư phápKhải Thư Âu thể Nội dung: Hoài Đức Dịch nghĩa: Hoài mong cái Đức Một số hình ảnh về nghệ thuật thư phápChữ CầnNội dung: Cổ nhân ... duy cần hữu công (Ứng Hòa Dã Phu thư) Chữ Đạo Nội dung: Du sơn ngoạn thủy quan thưởng Hoa mộc thử hữu ... chi đạo dã Chữ Lộc Nội dung: Bình tâm lộc tự nhiên (Ứng Hòa Dã Phu thư) 3. VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HUẤN CAO a. Huấn Cao - một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thi pháp: Huấn cao có “tài viết chữ rất nhanh và đẹp”. Nét chữ nết người : “nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”Nguyễn Tuân đã miêu tả nét tài hoa ở Huấn Cao qua các chi tiết nào?b. Huấn Cao - nhân cách trong sáng, cao cả. 3. VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HUẤN CAOLà người có tài viết chữ đẹp nhưng Huấn Cao mới chỉ cho chữ những ai ? Vì sao như vậy ?Tại sao Huấn Cao lại vui vẻ nhận lời cho chữ quản ngục ? Điều đó nói lên vẻ đẹp nào trong con người ông?Do cảm tấm lòng “biệt nhỡn liên tài ”và hiểu ra “sở thích cao quý” của quản ngục, huấn Cao đã nhận lời cho chữ.Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp.3.VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HUẤN CAOAnh chị cảm nhận gì về câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”(về lối sống) ? Câu nói : “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: Bộc lộ lẽ sống của Huấn Cao : Sống là phải xứng đáng với những tấm lòng, phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.b. Huấn Cao- nhân cách trong sáng, cao cả. Dù bị xiềng xích nhưng ông vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần.  Phong thái tự do ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.c. Khí phách hiên ngang ( một trang anh hùng dũng liệt ) :1.VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HUẤN CAOCó người cho rằng:Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ thư pháp tài hoa mà còn là một trang anh hùng dũng liệt, khí phách hiên ngang bất khuất. Ý kiến của các em như thế nào ?Đánh giá nhân vật Huấn Cao- Xây dựng nhân vật Huấn Cao Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu con người có thực trong lịch sử- Cao Bá Quát. - Huấn cao là nhân vật lý tưởng có sự kết hợp hài hòa giữa tâm và tài.- Huấn Cao là con người của một thời vang bóng : Con người ấy, cái đẹp ấy đều thuộc về quá khứ để chối bỏ với con người tầm thường thô tục.Nếu phải phát biểu một cách ngắn gọn về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao sau khi đã phân tích, các em sẽ nói như thế nào? Đánh giá khái quát về nhân vật Huấn Cao - Quan điểm nghệ thuật : tài -tâm, đẹp -thiện không thể tách rời nhau.- Tác giả yêu mến, ca ngợi, tiếc nuối những người như ông Huấn –người “kết tinh”, lưu giữ vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Điều này cũng nói lên được tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của nhà văn được gởi gắm một cách kín đáo. Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân còn muốn gởi gắm với chúng ta điều gì?4. NHÂN VẬT VIÊN QUẢN NGỤC - Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp : “sở nguyện cao quý” được một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. - Có tấm lòng “biết giá người, biết trọng người ngay”.  Đây chính là phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả thì xem ngục quan là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗ loạn xô bồ”. Nhân vật viên quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích?4. NHÂN VẬT VIÊN QUẢN NGỤC -Trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Bên cạnh những cái chưa tốt, mỗi người còn có phần “thiên lương”. -Đôi khi, cái đẹp tồn tại ở trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại, nó càng mạnh mẽ và bền bỉ. Theo các em, qua nhân vật quản ngục, Nguyễn Tuân muốn thể hiện những suy nghĩ gì về cái đẹp? QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN QUA NHÂN VẬT QUẢN NGỤC5. Cảnh cho chữa. Cảnh tượng xưa nay chưa từng có : -Hoàn cảnh, địa điểm cho chữ: diễn ra ở giữa nhà tù- nơi ngự trị của bóng tối, cái ác -Tư thế của những người cho chữ, nhận chữ: + Người nắm quyền sinh sát: khúm núm, sợ sệt + Tử tù : ung dung đường bệ. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang bị tội phạm “giáo dục”. Nhà văn đã gọi cảnh cho chữ là gì? Vì sao? b1. Thủ pháp tương phản : - Sự đối lập giữa : + ánh sáng - bóng tối ; + cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn - cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp đẽ. + kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp và cái thiện - viên quan coi ngục đang khúm núm, lĩnh hội, vái lạy.  Làm nổi bật hình ảnh Huấn Cao, sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, cái thiện đối với cái ác.Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?Tác dụng của nó ? b. Thủ pháp nghệ thuật khắc họa cảnh cho chữ:5.Cảnh cho chữ b2. Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh. Nhịp điệu gợi liên tưởng một đoạn phim quay chậm : -“Một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. -“Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực như một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch” - “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.  Từ bóng tối đến ánh sáng.  Từ hôi hám, nhơ bẩn đến cái đẹp. Đọc đoạn văn tả cảnh ông Huấn cho chữ, có người liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Em hiểu như thế nào về ý kiến này?(chú ý nhịp câu văn, chất tạo hình trong ngôn ngữ) và có nhận xét gì về chiều hướng vận động của đoạn phim?5.Cảnh cho chữb. Thủ pháp nghệ thuật khắc họa cảnh cho chữ: c.Lời khuyên của Huấn Cao Từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, Tìm về chốn thanh tao Giữ thiên lương cho lành vững. -Di huấn của người tử tù nhắn tới người đọc : Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại. Chơi chữ đâu chỉ là chuyện chữ nghĩa.Đó là chuyện cách sống, chuyện văn hóa. Sau khi viết xong bức châm, Huấn Cao đã khuyên quản ngục điều gì? Tư tưởng của nhà văn ẩn trong lời khuyên ấy ?5. Cảnh cho chữd. Hành động bái lĩnh của ngục quan. Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Niềm tin vững chắc vào con người, nhà văn khẳng định : thiên lương là bản tính tự nhiên của con người. Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khát khao hướng tới chân – thiện – mỹ. giá trị nhân văn của tác phẩm. Ngục quan đã đáp lại lời khuyên chân tình của Huấn Cao như thế nào? Những biểu hiện đó gợi lên trong lòng các em những suy nghĩ gì?5. Cảnh cho chữIII. Củng cố, luyện tập 1. Củng cố: Em hãy đọc chậm, to, rõ nội dung Ghi nhớ của sách giáo khoa trang 115. 2. Luyện tập: Cảm nghĩ về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù. Gợi ý : Học sinh viết một đoạn trình bày cảm nghĩ sâu sắc nhất về nhân vật Huấn Cao (không cần phải nói đầy đủ về hình tượng Huấn Cao, chỉ nói về điều mình cho là ý nghĩa nhất.)III. Củng cố, luyện tập I.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩmKý hoạ chân dung nhà văn Nguyễn Tuân của các hoạ sĩ Văn Cao, Thành Chương, Sĩ Ngọc, Quách Đại Hải, Tạ Tỵ, Phạm Minh Hải. Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp Ngồi cà phê với bạn hữu trong không gian của Chữ. Vô Thường quán - 456 Hoàng Hoa Thám - địa chỉ của các thư pháp gia Hà Nội. Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp`Chào mừng các bạn đến với bài học hôm nay! chúc các bạn thành công!

File đính kèm:

  • pptCHU NGUOI TU TU-HOAN CHINH.ppt