Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tào tuyết cần: Hồng lâu mộng

I.TÁC GIẢ

 Tào Tuyết Cần (1716 (?) – 1763 (?), vốn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, từ đời tằng tổ đến đời cha thay nhau tập chức “ Giang ninh chức tạo” là một chức quan to thu thuế, có quan hệ mật thiết với Hoàng thất. Thêm nữa gia đình lại có truyền thống văn học. Ông nội Tào Dần là một nhà tàng trữ sách nổi tiếng, ông giỏi làm thơ, từ, hý khúc, có tập “Luyện Đình Thi Sao”

 Thời niên thiếu, Tào Tyết Cần sống cực kì xa hoa, về sau vì cha mắc tội bị cách chức, tịch biên gia sản nên lúc trưởng thành phải sống nghèo khổ (ăn cháo và mua chịu rượu

 

ppt28 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tào tuyết cần: Hồng lâu mộng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀO TUYẾT CẦN: HỒNG LÂU MỘNGI.TÁC GIẢ Tào Tuyết Cần (1716 (?) – 1763 (?), vốn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, từ đời tằng tổ đến đời cha thay nhau tập chức “ Giang ninh chức tạo” là một chức quan to thu thuế, có quan hệ mật thiết với Hoàng thất. Thêm nữa gia đình lại có truyền thống văn học. Ông nội Tào Dần là một nhà tàng trữ sách nổi tiếng, ông giỏi làm thơ, từ, hý khúc, có tập “Luyện Đình Thi Sao” Thời niên thiếu, Tào Tyết Cần sống cực kì xa hoa, về sau vì cha mắc tội bị cách chức, tịch biên gia sản nên lúc trưởng thành phải sống nghèo khổ (ăn cháo và mua chịu rượu Tuy nhiên, cuộc sống nghèo khổ đã không làm tiêu trầm ý chí và khí tiết của Tào Tuyết Cần, ông vốn là người giỏi ăn nói, rất phong nhã, ngay thẳng,lại vốn là người có tài năng về nhiều phương diện như hội họa, thơ ca, tiểu thuyết... Nên không thích quy lụy luồn cúi. Tác phẩm Hồng Lâu Mộng ra đời trong hoàn cảnh khó khăn ấy.II. TÁC PHẨM Hồng Lâu Mộng (Giấc mộng lầu hồng) còn có tên là Thạch Đầu Ký (Câu chuyện hòn đá), Kim Lăng thập nhị kim thoa (Mười hai chiếc thoa vàng đất Kim Lăng) là bộ tiểu thuyết hiiện thực vĩ đại, xuất hiện vào thời Kiền Long. Là tác phẩm có ý nghĩa cắm mốc một giai đoạn văn học. Vì dung lượng đồ sộ, vì sự thành thục trong phương pháp sáng tác, vì âm vang của sự chuyển mình lịch sử mà nó mang đến cho người đọc. Hồng Lâu Mộng có 120 hồi, do hai tác giả sáng tác, Tào Tuyết Cần viết 80 hồi đầu và dự thảo 40 hồi sau, Cao Ngạc viết 40 hồi sau. Hồng Lâu Mộng là tác phẩm tầm cỡ thế giới. Nội dung bao quát và ý nghĩa của tác phẩm hết sức rộng lớn và sâu sắc. Thông qua tấn bi kịch tay ba giữa ba nhân vật Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tuyết Bảo Thoa tác giả đã miêu tả cuộc sống nhiều mặc của một gia đình quý tộc lớn đời Thanh, chỉ ra sự suy tàn không thể cứu vãn của nó, đồng thời tác giả đã phơi bày một cách toàn diện, sâu sắc sự thối nác đen tối và các mâu thuẩn nội tại không thể khắc phục được của chế độ phong kiến, từ đó ca ngợi “những kẻ phản nghịch” trong lòng giai cấp quý tộc hủ bại. Hồng Lâu mộng, kết thúc mà như không hề kết thúc bởi số phận của các nhân vật dường như mang trong mình những nỗi niềm chưa trọn. Chính vì thế mà có nhiều người vẫn còn băn khoăn về mỗi hoàn cảnh trong tác phẩm và muốn chắp bút thêm cho cuộc đời của họ. Gần đây, một tác giả Trung Quốc tên là Vũ Sơn Tuyết đã viết thêm đoạn kết của tác phẩm này khi tuổi đời vừa bước sang 27 mà theo nhận xét của người đọc thì chị đã rất thành công khi “bắt chước” được bút pháp của nguyên tác trong việc khắc họa tính cách nhân vật.III. NHẬP BƯỚC HỒNG LÂU – BÀN VỀ TẤN TUỒNG TÌNH YÊUĐẶT VẤN ĐỀ: Disraeli có nói rằng: “Mọi người sinh ra để yêu. Đó là nguyên lí và là cứu cánh duy nhất của cuộc sinh tồn”. Quả vậy, nói đến tình yêu là nói đến đề tài muôn thuở của thi ca nghệ thuật. Từ cỏ chí kim đã có không biết bao nhiêu mối tình lưu mãi với thời gian. Và Hồng Lâu Mộng – tập đại thành những tiến bộ nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực Trung Quốc cũng là tác phẩm viết về đề tài tình yêu bên cạnh những vấn đề nóng bỏng khác của bức tranh hiện thực xã hội lúc bấy giờ.“Mịt mùng khi mới mở toang...............Một bên hoa nở bóng lồng trong gương....” Mối tình Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, phải chăng Tào Tuyết Cần đã muốn nói đến sự tan vỡ trong đoạn thơ trên? Và những dự báo ấy trong giấc mộng Tiên cô Ảo cảnh đã cảnh báo rõ ràng:“Đất rộng, trời cao, không gỡ nổi mối tình kim cổTrai suy, gái oán, khó đền xong món nọ gió trăng”. Tình yêu giữa họ có phải là một tấn tuồng tình yêu tay ba hay không? Hay đó chỉ là bi kịch về tình yêu và hôn nhân trong xã hội lúc bấy giờ? Và nguyên nhân tan vỡ của mối tình ấy là gì? Đặt chân vào tác phẩm, chúng ta mới dần dần nhận định một cách rõ ràng về cục diện của mối tình này. Vì tầm hiểu biết hạn hẹp, chúng tôi chỉ tìm hiểu mối tình này trên sự tương quan so sánh về tính cách, hình thức, về cách xử sự và quan niệm của toàn nhân vật. Từ đó rút ra nguyên nhân về sự tan vỡ và bi kịch tình yêu hôn nhân nảy sinh trên cái nền tan vỡ ấy.2. GIẢ BẢO NGỌC – “BÂNG KHUÂNG ĐỨNG GIỮA HAI DÒNG NƯỚC” Tào Tuyết Cần đã đặt Giả Bảo Ngọc trước một sự lựa chọn giữa hai người con gái mà nhan sắc, tài năng và gia thế như nhau, chỉ khác nhau về tâm hồn và tư tưởng. Chính trên cơ sở đó tác giả thể hiện quan điểm luyến ái mới mẻ của Bảo Ngọc.2.1 Vẻ đẹp mang tính chuẩn mực phong kiến của Tiết Bảo Thoa: Tiết Bảo Thoa là một giai nhân phong kiến chuẩn mực, là người có phong tư lộng lẫy, cư xử khoáng đạt theo thời. Nàng lại có đầy đủ tứ đức :công, dung, ngôn, hạnh” được Giả Mẫu khen và được các người hầu ca tụng. Bảo Thoa còn ít tuổi nhưng đầy bản lĩnh, bao giờ nàng cũng là người con gái sống cho gia đình, sống cho ý định của người khác.Sự hòa hợp giữa nàng và gia pháp phong kiến là điều hoàn toàn tự nguuyện. Nàng là người có học xem nhiều sách, biết làm thơ nhưng đôi khi nàng lại chê bọn con trai càng đọc thơ càng ngu dốt, bọn con gái không biết chữ lại càng tốt.Vơi Bảo Ngọc, một người không yêu nàng nhưng nàng theo sự sắp đặt của bề trên lấy Bảo Ngọc không một chút tự ái. Nàng làm bổn phận của người vợ khuyên bảo chồng đi thi làm quan. Nếu nói bản chất và bản lĩnh giai cấp thì quả nàng là hiện thân của giai cấp. Nàng có ác không? Có... Nàng có giả dối không? Có... Bảo Thoa lúc nào cũng tỉnh táo, cũng lắm mẹo. Nhưng nàng có đáng thương không? Nàng rất yêu Giả Bảo Ngọc nhưng tự kiềm chế, nàng ý thức được tuy việc chọn đào lựa liễu là của Bảo Ngọc nhưng kẻ quyết định hôn nhân lại là các bậc huynh trưởng. Vì thế nàng ra sức phát huy triết lý sống “tùy thời ứng xử” quyết tâm cho được sự ủng hộ của mọi người.“Biết cư xử” là đặc điểm nổi bật trong tính cách của nàng và cuối cùng với tất cả sức lực và nghị lực, với tất cả sự chân tình nàng muốn có hạnh phúc trong một cuộc sống phong kiến với Bảo Ngọc, mặc dù biết mọi người mượn danh Bảo ngọc cưới Đại Ngọc chứ không phải là mình, nàng tạm thời gác lại tự ái để đạt được ước nguyện trở thành mợ Hai nhưng rốt cuộc nàng cũng trở thành nhân vật bi kịch. Bi kịch của nàng là bi kịch của người trung thành với đạo đức phong kiến.2.2 Lâm Đại Ngọc - một vẻ đẹp u sầu:Về Lâm Đại Ngọc, vốn là cây cỏ tiên thuộc tiên cảnh trần thế, một vẻ đẹp u buồn: “đôi lông mày điểm màu khói nhạt dường như cau mà lại không cau, đôi mắt chứa chan tình tứ, dương như vui mà lại không vui, có vẻ u sầu, người hơi mệt trông càng tha thướt, lẹ rớm rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ, dáng đi đứng liễu nghiêng trước gió.”Đa sầu, đa cảm là đặc trưng tính cách của nàng...Mặt khác bản chất kiêu kỳ, cô đọc của cô thiếu nữ cành vàng lá ngọc, xuất thân trong một gia đình truyền thống thư hương nên cũng buộc cô luôn cảnh giác sợ người khác khinh miệt mình, ngẩng cao đầu chống chọi với hoàn cảnh nên nàng ít được lòng người.Đại Ngọc vốn tình địch với Bảo Thoa, mãi cho đến khi Bảo Thoa chăm sóc người em họ đau ốm với sự tận tâm, khoan dung độ lượng nên từ đó nàng thực tâm coi Bảo Thoa như người chị, nhưng trên phương diện tình yêu thì khó giảiĐại Ngọc những ngày ở Tiêu Tương quán, không nằm mơ thì cũng làm thơ, không than khóc thì cũng trăn trở trong sự dịu ngọt và khổ đau của tình yêu, con tim nàng dường như nhức buốt mỗi khi nhìn thấy Bảo Ngọc bên cạnh những người con gái khác. Dần dần nàng trở nên cô độc.Hầu như các bậc gia trưởng cùng bọn quản gia đối với Đại Ngọc, đặc biệt là trong sự so sánh với BẢo Thoa hiền thục, hiểu biết thì nàng mất đi sự yêu mến và ủng hộ nhiệt tình.Thân thể Đại Ngọc ốm yếu như vậy, mồm miệng Đại Ngọc lại nhanh nhẹn nhường kia, lòng dạ Đại Ngọc lại hạn hẹp, cố chấp, nàng luôn sợ sệt, nghi kị, nàng tự làm khổ mình, sợ hãi lo lắng đôi lúc ích kỉ, hẹp hòi.Tình yêu của nàng và Bảo Ngọc phát triển sâu sắc nhưng sự phấn đấu của nàng chỉ là sự đơn độc, lẻ loi nên cuối cùng là bi kịch đau thương, nàng ngậm hờn mà chết, giữ tâm hồn trong sạch và phẩm chất kiêu kỳ bất khuất.2.3 Giả Bảo Ngọc trong sự đồng điệu tâm hồn với Lâm Đại Ngọc:Giả Bảo Ngọc – một đại công tử - một tập ấm từ nhỏ đã được nuông chiều sống trong nhung lụa, được đặc cách sống trong đám quần thoa, có nhan sắc, đôi lúc cũng siêu lòng trước vẻ đẹp “nguyệt thẹn hoa nhường” của đám a hoàn. Đặc biệt là vẻ đẹp của cô em Tiết Bảo Thoa, Bảo Ngọc cũng mến Bảo Thoa, gần nàng anh chàng đôi lúc cũng thấy xiêu xiêu, quả có như lời Lâm Đại Ngọc nói “gần cô chị thì quên khuấy cô em”.Thế nhưng, đối với Bảo Ngọc, Đại Ngọc là duy nhất. Bởi giữa họ không chỉ là tình cảm từ thuở ấu thơ mà còn là cùng chung tư tưởng, họ đồng điệu tri âm lẫn nhau, họ cùng bước trên một nhịp cầu, cùng nhìn về một hướng.Đại Ngọc kiều diễm yếu đuối, lại có một tâm hồn nhạy cảm, thương hoa tiếc ngọc, phận như liễu yếu hoa trôi, như một làn gió nhẹ thoảng trôi qua. Nàng lại là một bậc tài hoa về thi ca, cả cuộc đời nàng tắm trong bể nước mắt, lại tủi thân về thân phận ăn nhờ ở đậu. Chính vì thế nàng hay buồn rầu, cũng có lẽ vậy mà Bảo Ngọc yêu Đại Ngọc.Quan trọng hơn nữa là trong khi cả nhà cầu mong chàng học hành đỗ đạt thì chàng lại tìm thấy ở Đại Ngọc sự cảm thông: “Cô Lâm có bao giờ khuyên tôi những lời nhảm nhí như vậy”. Cả hai đều có tư tưởng về công danh giống nhau. Đối với Bảo Ngọc, chàng coi văn bát cổ là “cần câu cơm” thì Đại Ngọc cũng ghét cay ghét đắng nó. Bảo Ngọc coi quan lại là “mọt ăn lộc” thì Đại Ngọc gọi chúng là “trái thối”. Tình yêu của họ cũng được trên cơ sở trái tim... Những sợi dây đồng điệu ấy đã đưa hai người đến với nhau.Vậy giữa Giả Bảo Ngọc và Tiết Bảo Thoa có sự đồng điệu không? Không. Cả hai giống nhau ở chỗ đều phê phán người đọc sách nhưng quan điểm tư tưởng của hai lại khác nhau. Trước hết, loại sách mà họ muốn đọc không giống nhau. Bảo Ngọc không thích đọc sách nhưng chỉ không thích đọc sách gọi là “đứng đắn” theo quan niệm gia trưởng phong kiến áp đặt. Đối với chàng “tứ thư” là hơn hết, và chàng chỉ coi trọng những loại sách “tạp học bàn thư” tức những sách do bách tính viết ra, không có tình chất quy phạm ràng buộc. Điều này khác với Bảo Thoa, Bảo Thoa cầm sách đọc là sách đứng đắn, sách có ích, những loại sách “chính kinh”. Mặc khác, mục đích đọc sách của hai người không giống nhau. Bảo Ngọc ghét nhất là thứ văn chương khoa cử, chàng không phải đọc sách để di thi, làm quan, chàng coi thường công danh phú quý, những loại người như Giả Vũ Thôn. Còn Bảo Thoa thì cho rằng đọc sách là phải hiểu nghĩa lí, cần phải giúp nước trị dân. Nàng mong Bảo Ngọc đọc sách Khổng Mạnh dốc lòng kinh bang tế thế.Hướng sống của hai người trái ngược nhau.Đại Ngọc không bao giờ khuyên Bảo Ngọc về việc thi cử chính vì thế mà Bảo Ngọc yêu mến Đại Ngọc hơn Bảo Thoa thông minh , xinh đẹp mà bị coi là mọt ăn lộc.Cũng như Đại Ngọc, Bảo Ngọc thương cảm trước những số phận man mác,bi thảm như Kim Xuyến, Tình Văn, căm ghét sự độc ác của Vương Phu Nhân, sự giả dối của Bảo Thoa và Giả Mẫu. Họ giàu lòng tự trọng và kiên quyết bảo vệ sự thuần khiết tâm hồn. Họ ao ước một cuộc sống tự do tự tại, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo và của tập quán gia đingf xã hội. Họ trở thành tri kỉ tri âm trong việc lựa chọn con đường chống lại chủ nghĩa phong kiến. Thế nhưng: Than ôi có đức dừng thoiThương ôi cô gái có tài vịnh bôngAi treo đai ngọc giữa rừngTrâm vàng ai đã vùi trong tiết này?” Sự thống nhất về lí tưởng, về nhân sinh quan, về tư tưởng của họ lại được biểu hiện ở những dạng khác nhau về tính cách. Bởi thân phận khác nhau nên ở Bảo Ngọc thường bộc lộ những lời nói, việc làm “điên khùng” của một con người được gọi là “họa thai”, “nghiệp chướng”. Còn Đại Ngọc thì khác, với thân phận khách ở nhờ, lại yếu đuối nên nàng chỉ ngậm hờn nuốt tủi khóc thầm. Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc yêu nhau nhưng là tình yêu trong sóng gió. Cuộc tình của họ chỉ toàn những đắng cay, không có mật ngọt. Họ luôn bị bủa vây trong trùng điệp của mạng lưới phong kiến, không quyết định được tình yêu của mình. Tình yêu của họ bị các bậc huynh trưởng quyết định tạo nên bi kịch nghẹn ngào.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BI KỊCH CHUYỆN TÌNH TAY BA: Cả Đại Ngọc, Bảo Thoa đều yêu Bảo Ngọc. Đại Ngọc yêu Bảo Ngọc với mối tình si mê ngây dại, vui – buồn, đớn đau – hạnh phúc cũng chỉ vì Bảo Ngọc, yêu trong nghi kị hờn ghen. Bảo Thoa thì khác, luôn tỉnh táo trong tình yêu, một mặt nàng biết cách cư xử thể hiện tình cảm khiến Bảo Ngọc “gặp cô chị lại quên khuấy cô em”, mặt khác nàng lại rất khéo léo biết tranh thủ sự ủng hộ, yêu thương của tất cả mọi người. Vậy, hai giai nhân Đại Ngọc, Bảo Thoa ai sẽ là người được lựa chọn? 3.1 Sự áp đặt của lễ giáo phong kiến: Đại Ngọc mang vẻ đẹp của đóa hoa phù dung thanh cao, khí tiết nhưng chóng tàn tạ, vẻ đẹp của sự nổi loạn, của tư tưởng chống lại phong kiến hướng đến một tình yêu tự do. Trái lại, cành Mẫu đơn – Bảo Thoa quyền quý cao sang là cái đẹp khuôn mẫu, chuẩn mực của giai cấp phong kiến, Bảo Thoa lại có triết lí sống “an phận tùy thời”, “giả ngu giả dại”, nhất cử nhất động đều tỏ ra rất mực đoan trang hiền thục. Cho nên trong hoàn cảnh đầy mâu thuẩn phức tạp ở phủ Vinh, chỉ riêng một mình nàng là được mọi người ưa thích, kể cả người khó tính, ác cảm với hầu hết mọi người là dì Triệu cũng phải khen nàng là “biết cư xử ra con người”. Với điều kiện thuận lợi như trên, Bảo Thoa hoàn toàn hơn hẳn Đại Ngọc trong việc tranh chức “mợ Hai”. Ở Bảo Thoa lại hội tụ đủ những mẩu mực, tiêu chuẩn của người phụ nữ đảm đang, người vợ có thể quán xuyến mọi việc. Bảo Thoa sẽ là Phượng Thư, Giả mẫu về sau. Xã hội cần những con người như thế, Giả phủ cần một bàn tay và khối óc như Bảo Thoa. Cho nên, Bảo Thoa là sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn nhất của những con người trong Giả phủ và của toàn xã hội lúc bấy giờ. Theo xã hội xưa, hôn nhân không phải là kết quả của tình yêu, cho nên dù Bảo Ngọc – Đại Ngọc yêu nhau tha thiết thì đó cũng chỉ là mối tình phản loạn. Vấn đề hôn nhân được đặt trên bình diện của “môn đăng hộ đối”, không phải là “hôn nhân tình yêu” mà là “hôn nhân chính trị”. Vì vậy, Phượng Thư đã bày kế đánh tráo giữa Đại Ngọc – Bảo Thoa dẫn đến sự tan vỡ của mối thiên tình diễm mộng. Mối tình Bảo Ngọc – Đại Ngọc thấm đẫm nước mắt dù yêu nhau, trái tim, lí tưởng đồng nhất, song cuối cùng hai người không đến được với nhau. Ngày hôn lễ của Bảo Ngọc, trong tiếng nhạc rộn ràng, trong niềm hân hoan của chàng trai si tình Bảo Ngọc vì ngỡ mình cưới được em Lâm, có biết đâu chốn tiêu tương cô quạnh một hồn hoa thơm phức đang lìa bỏ chốn bụi trần giữa tiếng khóc than của rừng trúc, của gió, sự ngậm ngùi nức nở của vầng trăng lạnh lẽo tiễn Đại Ngọc về chốn li hận xa xăm. Đó là sự chấm dứt, trả nợ cho một kiếp phong trần. Đại Ngọc là người trong trắng, một đóa hoa đau khổ vì tình yêu, một cây cỏ đớn đau vì tình ái nhưng trước sau vẫn thuần khiết trắng trong.3.2 THIẾU QUYẾT LIỆT TRONG TÌNH YÊU – NGUYÊN NHÂN CHÍNH TRONG BI KỊCH TẤN TUỒNG TÌNH YÊU: Sự tan vỡ của mối kì duyên Bảo Ngọc – Đại Ngọc có nguyên nhân sâu xa là sự ngăn cản, chi phối của lễ giáo phong kiến. Bảo Ngọc và Đại Ngọc lại là hai nhân vật mang tư tưởng mới, nên dẫn đến chia lìa là điều không thể tránh khỏi. Nhưng như thế không có nghĩa là đổ lối hoàn toàn cho xã hội. Nguyên nhân chủ quan trong tấn bi kịch tình yêu này là sự thiếu quyết liệt của hai người. Bảo Ngọc là truyền tử đích tôn của dòng họ Giả, là kẻ ích kỉ vốn quen sống trong nhung lụa giàu sang, còn trong tình yêu thì lại là kẻ ngây thơ, hời hợt, nông cạn, quen sống với đám quần thoa nên đối với Bảo Ngọc đó chỉ là sự chơi hoa quen mặ, là “ý dâm”. Tình yêu của Bảo Ngọc đối với Đại Ngọc mang dáng dấp của sự ngưỡng mộ, sự thông cảm về hoàn cảnh đối với cô mà thôi. Nếu như đây là một tình yêu đích thực thì phải có sự sẻ chia, an ủi, phải hi sinh lẫn nhau, bảo vệ tình yêu ấy đến cùng nếu như gặp sóng gió – bão táp của xã hội phong kiến. Huống hồ, trước những cách cư xử không mấy tốt đẹp của mọi người trong phủ, Bảo Ngọc chỉ nhìn qua, không dám lên tiếng bảo vệ người mình yêu. Đại Ngọc dành cho Bảo Ngọc một tình yêu sau sắc, chính tình yêu đó đã giúp nàng vượt qua khỏi những nổi đau. Nhưng trong nàng luôn có một mâu thuẩn: Một mặc muốn thổ lộ tâm sự, tình cảm của mình, và nàng luôn tỏ ra hờn giận để muốn Bảo Ngọc thể hiện sự chung thủy; mặc khác, khi Bảo Ngọc bày tỏ tình cảm thì lại cho rằng chàng khinh rẻ, lăng nhục mình. Chính vì vậy mà tình yêu giữa hai người chưa đủ mạnh để vượt qua mọi rào cản, sóng gió ở cuộc đời.III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Tình yêu giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc là một thứ tình cảm ủy mị, yếu đuối, Đại Ngọc không có bản lĩnh, chỉ biết ích kỉ, khóc than, không biết hành động mà chỉ than trời than đất, chính vì thế mà nàng đã đánh mất đi tình yêu của mình. Bảo Ngọc không có chính kiến, quan điểm lập trường riêng trong tình yêu nên đành phải chịu theo sự sắp đặt của xã hội phong kiến đương thời. Bảo Thoa là người không ngoan, bản lĩnh, tài hoa, mang vẻ đẹp chuẩn mực của đạo đức phong kiến, cho nên cuối cùng nàng đã giành được Bảo Ngọc từ tay Đại Ngọc. Thế nhưng, đây là cuộc hôn nhân không có tình yêu, họ không có chung con đường nên đó lại là cuộc hôn nhân đầy bi kịch. Đoạn kết của tấn tuồng tình yêu tay ba này là cái chết của Lâm Đại Ngọc trong ngày hôn lễ của người mình yêu, Giả Bảo Ngọc làm tròn nghĩa vụ của một truyền tử đích tôn rồi cắt tóc đi tu, Tiết Bảo Thoa sống trọn đời góa phụ theo đạo đức phong kiến.

File đính kèm:

  • ppthong lau mong.ppt