Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (tiết 10)

 I- Vài nét về tiêủ sử

 - Hồ chí minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Kim Liên( làng Sen) nay thuộc xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Thân phụ của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Thân mẫu của Người là cụ Hoàng thị Loan.

 -Thời trẻ Người học chữ Hán tại nhà, sau đó học tại trường Quốc học Huế, và có một thời gian ngắn dạy ở trường Dục Thanh- một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết.

 - Năm 1911 , Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

 - Năm 1919, Người gửi tới hội nghị hoà bình ở Véc- Xây bản “ yêu sách của nhân dân An Nam” ký tên Nguyễn Ai Quốc. Năm 1920 Người dự đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

 -Từ 1923 đến 1941, Nguyễn ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên xô, Trung Quốc và Thái Lan. Người đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như Việt Nam thanh niên cấch mạng đồng chí hội( 1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức A Đông (1925), và chủ trì hội nghị thông nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương cảng, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 3-2-1930). Tháng 2-1942 Người sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ Quốc tế Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong 13 tháng.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (tiết 10), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyên ngôn độc lậpHồ Chí MinhDựa vào sách giáo khoa em hãy trình bày vài nét về tiểu sử của Hồ Chí Minh?Phần một: Tác giả I- Vài nét về tiêủ sử - Hồ chí minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Kim Liên( làng Sen) nay thuộc xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Thân phụ của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Thân mẫu của Người là cụ Hoàng thị Loan. -Thời trẻ Người học chữ Hán tại nhà, sau đó học tại trường Quốc học Huế, và có một thời gian ngắn dạy ở trường Dục Thanh- một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết. - Năm 1911 , Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. - Năm 1919, Người gửi tới hội nghị hoà bình ở Véc- Xây bản “ yêu sách của nhân dân An Nam” ký tên Nguyễn Ai Quốc. Năm 1920 Người dự đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp. -Từ 1923 đến 1941, Nguyễn ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên xô, Trung Quốc và Thái Lan. Người đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như Việt Nam thanh niên cấch mạng đồng chí hội( 1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức A Đông (1925), và chủ trì hội nghị thông nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương cảng, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 3-2-1930). Tháng 2-1942 Người sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ Quốc tế Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong 13 tháng. -Sau khi ra tù, Người về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến tới giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945. ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. Trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội( 1946), Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đã giữ chức vụ đó cho đên khi từ trần ngày 2-9-1969. -Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của của phong trào Quốc tế cộng sản. người đã được công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới.Hãy cho biết quan niệm sáng tác của Hồ Chí Minh? II-Sự nghiệp văn học 1- Quan điểm sáng tác -Sinh thời Hồ Chí Minh không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương mà sự nghiệp lớn nhất của cuộc đời Người là giải phóng dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Trên bước đường hoạt động cách mạng, Người nhận thấy văn chương là một thứ vũ khí sắc bén Người đã nắm lấy nó, mài giũa nó để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của mình. Chính vì vậy trước khi viết Người luôn tự đặt ra những câu hỏi: “ viết cho ai?, viết để làm gì?, viết cái gì?và viết như thế nào?” để định hướng cho ngòi bút của mình. Điều này lý giải tại sao trong di sản văn học Người để lại bên cạnh những tác phẩm đạt tới trình độ nghệ thuật cao lại có những tác phẩm rất giản dị, dễ hiểu với đa số quần chúng lao động. -Người luôn tâm niệm: “ văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”: “ Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cần phải biết xung phong”(nhật ký trong tù ) -Hô Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn các nhà văn phải: “ Miêu tả cho hay cho chân thật cho hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống, và phải giữ tình cảm chân thậtnên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”( báo nhân dân ngày 25-10-1962).Nêu tên nhưng tác phẩm chính luận nổi tiếng của Hồ Chí Minh mà em biết? a- Văn chính luận -Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, các bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ai Quốc viết bắng tiêng Pháp đăng trên các tờ báo “ Người cùng khổ”, “ Nhân đạo”, “ Đời sống thợ thuyền” đã thể hiện tính chiến đấu hết sức mạnh mẽ. Các tác phẩm này lên án chính sách tàn bạo của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi những người bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết đấu tranh. Tiêu biểu nhất là “ Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925). -Nói tới văn chính luận của Hồ Chí Minh không thể không nhắc tới “ Tuyên ngôn độc lập” văn kiện này không chỉ mang ý nghĩalịch sử trọng đại mà còn là một áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực. -“ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946) , “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”( 1966) nhưng văn kiện này được viết trong nhưng giờ phút thử thách đặc biệt của đất nước vừa hào sảng, vừa tha thiết làm rung động trái tim của hàng triêui người Việt Nam yêu nước. Văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết không chỉ bằng lý trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, mà còn băng cả một tấm lòng và một trái tim vĩ đại của một người yêu nước , được diễn đạt bằng một lời văn chặt chẽ, súc tích.Theo em truyện và ký của Hồ Chí Minh có những đặc điểm gì? b- Truyện và kí - Trong thời gian hoạt động ở Pháp , ngoài những tác phẩm chính luận , Nguyễn ái Quốc còn sáng tác một số truyện ngắn , kí , tiểu phẩm ; sau này được tập hợp lại trong tập Truyện và kí. Đó là những truyện viết bằng tiếng Pháp , đăng báo ở Pa-ri như: “ Pa-ri” (1922) , Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) , Con người biết mùi hun khói (1922) , Đồng tâm nhất trí (1922), “Vi hành” (1923) , Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) Những truyện này , nói chung , đều nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo , xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa , đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng . Bằng một bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt , Nguyễn Ai Quốc đã tạo nên được những tình huống truyện độc đáo , hình tượng sinh động , sắc sảo . Qua những thiên truyện này , người đọc có thể nhận ra một cây bút văn xuôi tài năng với trí tưởng tượng phong phú , một vốn văn hoá sâu rộng , một trí tuệ sắc sảo và một trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng . Ngoài tập Truyện và kí nói trên , Người còn viết một số tác phẩm khác như Nhật kí chìm tàu (1931) , Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963) , Trình bày những hiểu biết của em về thơ của Hồ Chí Minh? c- Thơ ca -Tên tuổi của nhà thơ Hồ Chí Minh gắn liền với tập thơ chữ Hán “Ngục trung nhật kí” ( Nhật kí trong tù ) – một tập nhật kí bằng thơ được viết trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng giới Thạch giam cầm từ 1942 đến1943 . Tác giả đã ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày từ nhà lao này đến nhà lao khác tại Quảng Tây , Trung Quốc . Tập thơ đã tái hiện một cách chân thật , chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc những năm 1942 – 1943 với ý nghĩa phê phán sâu sắc -Tuy nhiên , “ Nhật kí trong tù” chủ yếu ghi lại tâm trạng , cảm xúc và suy nghĩ của tác giả , phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù . Nhờ vậy , qua tập thơ , ta có thể nhận ra bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh . Đó là một con ngươì nghị lực phi thường ; tâm hồn luôn khao khát tự do , hướng về Tổ quốc ; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên , dễ động lòng trắc ẩn trứơc nỗi đau khổ củacon người vừa có con mắt sắc sảo nhìn thấy những nghịch lí của một chế độ xã hội thối nát để tạo ra những tiếng cười trí tuệ. Đọc “Nhật kí trong tù” “thực sự cảm thấy đứng trước một thi sĩ và một con người cao cả vĩ đại”(Đặng Thai Mai) . Nhà văn Viên Ưng ( Trung Quốc ) khẳng định đã tìm thấy ở tập thơ “ một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí , đại nhân , đại dũng” -Ngoài “ Nhật ký trong tù”, còn phảI kể đến một số chùm thơ Người làm ở Việt Bắc từ năm 1941 đến năm 1945 và trong thời kỳ kháng chiến chông Pháp. bên cạnh những bài thơ viết với mục đích tuyên truyền như: “ Dân cày”, “ Công nhân” “ Ca binh lính”, “ Ca sợi chỉ”, là những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển, vừa có màu sắc hiện đại như: Tức cảnh Pắc Bó “ Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang” Thượng sơn “Hai mươi tư tháng sáu Lên ngọn núi này chơi Ngẩng đầu mặt trời đỏ Bên suối một cành mai” -Bên cạnh đó còn có những bài như: “ Đối nguyệt”, “ Nguyên tiêu”, “ Báo tiệp”, “ Thu dạ”, “ Cảnh khuya”Nổi bật trong thơ Người thời kỳ này là nhân vật trữ tình mang nặng nỗi nước nhà mà phong thái vẫn ung dung, tâm hồn luôn hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng luôn làm chủ tình thế, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, tuy trước mắt còn rất nhiều gian nan, thử thách.Em hiểu như thế nào về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh? 3- Phong cách nghệ thuật Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng, nhưng nhìn chung nổi lên ba nét lớn:Ngắn gọn, giản dị, trong sáng, dễ hiểuVận dụng linh hoạt mọi hình thức thể loại, mọi bút pháp nghệ thuật nhằm đạt đến mục đích chính trị cao nhất.Hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách khoẻ khoắn hướng tới sự sống ánh sáng và tương lai. III- Kết luậnVăn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đông thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc và đời sống tinh thần của dân tộc. Tác phẩm của Hồ Chí Minh đã thể hiện sâu sắc và chân thật tư tưởng tình cảm và tâm hồn cao cả của Người. Tìm hiểu văn thơ của Hồ Chí Minh, người đọc thuộc nhiều thế hệ sẽ tìm thấy những bài học cao quí.Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của “ Tuyên ngôn độc lập”?Phần hai: Tác phẩm I- Hoàn cảnh sáng tác Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Phát xít Nhật – kẻ đang chiếm giữ nước ta lúc bấy giờ đã đầu hàng đồng minh. Trên toàn quốc nhân dân ta đã vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26-8-1945 Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng ngang, Người soạn thảo “ tuyên ngôn độc lập”. Ngày 2-9- 1945 tại quẩng trường Ba Đình- Hà Nội trước hàng vạn đồng bào Người đã thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam mới.em hãy cho biết mục đích và đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng tới? II- Đối tượng và mục đích của bản tuyên ngônMùa thu 1945, ở miền Nam thực dân Pháp được sự giúp sức của quân đội Anh( thay mặt phía đồng minh thắng trận trong đại chiến thế giới II vào giảI giáp quân đội Nhật bại trận) đang tiến vào Đông Dương. Ơ miền Bắc, bọn Tàu Tưởng , tay sai của Đế quốc Mỹ đang ngấp nghé ngoài biên giới. Hồ Chủ Tịch biết rõ hơn ai hết Anh và Mỹ có khả năng sẽ nhân nhượng cho Thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này, Pháp đã tung ra luận điệu: Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp có công “ khai hoá” đất nước này. Bởi thế khi Phát xít Nhật đã bị Đông minh đánh bại, việc Pháp trở lại Đông Dương là một lẽ đương nhiên.Như vậy đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng tới không chỉ là đồng bào cả nước và nhân dân thế giới mà trước hết là bọn Thực dân, Đế quốc Mĩ, Anh, Pháp. Bản tuyên ngôn không chỉ khẳng định quyền tự do của dân tộc Việt Nam mà còn là cuộc tranh luận ngầm nhằm vạch trần luận điệu xảo quyệt của kẻ thù trước dư luận Quốc tế.Theo em bản tuyên ngôn có những luận điểm lớn nào? Cách sắp xếp những luận điểm ấy có hợp lý hay không? III- Phân tích hệ thống lập luận 1- Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn: ( từ đầu “ đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”).Hô Chí Minh đã dẫn 2 bản tuyên ngôn của hai cường quốc trên thế giới để làm cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam đó là bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản tuyên ngôn Nhân quyên và Dân quyền của nước Pháp năm 1791 vì: - Đó là những bản tuyên ngôn đã được cả thế giới biết đến và coi đó là chân lý của lịch sử loài người. - Hồ Chí Minh đã tiên đoán trước được rằng: kẻ thù trước mắt của nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp, còn kẻ thù trong tương lai là đế quốc Mĩ cho nên Người đã dùng chiến thuật “ gậy ông lại đập lưng ông”, mặt khác trong tranh luận dùng chính lí lẽ của đối phương để bác bỏ luận điệu của chính đối phương thì còn gì đích đáng hơn nữa. - Hai bản tuyên ngôn nói trên chỉ đề cập đến quyền con người, nhưng tác giả đã khéo léo biến chúng bao hàm cả quyền của dân tộc băng một đoạn văn có tính chất khẳng định: “ suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sung sướng và quyền tự do”. -Kết thúc phần cơ sở pháp lý là một câu văn rẩt giản dị : “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” có tác dụng nhấn mạnh dân tộc Việt Nam được hưởng độc lập tự do là một điều tất yếu, đã được cả thế giới công nhận.Theo em các đưa dẫn chứng của tác giả ở đây độc đáo như thế nào? 2- Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn: ( từ “ thế mà” “ dân tộc đó phải được độc lập”) a- Cơ sở thực tế khách quan: Tội ác của thực dân Pháp. - Từ “ Thế mà” được sử dụng rất hay: vừa có tác dụng liên kết văn bản, vừa làm nổi bật được sự đối lập giữa lời nói và hành động của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. - Hồ Chí Minh đã đưa ra những dẫn chứng rất xác thực, sinh động và nóng hổi chất thời sự về tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân ta hơn 80 năm qua. - Các dẫn chứng được đưa ra dồn dập , liên tiếp , toàn diện trên mọi các lĩnh vực chính trị, văn hoá, kinh tếvà cả sự tàn bạo của thực dân Pháp trước khi chúng thua chạy chúng “ đã giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. - Các dẫn chứng đưa ra rất giàu hình ảnh và có vần như văn biền ngẫu: “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.” - Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “ trong 5 năm thực dân Pháp đã bán nước ta 2 lần cho Nhật” để đập lại luận điệu “ bảo hộ” nước ta của thực dân Pháp. Phần cơ sở thực tế khách quan thực chất là bản cáo trạng đanh thép đối với những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân ta hơn 80 năm qua. Với lập luận chặt chẽ, với cách đưa dẫn chứng rất nghệ thuật phần cơ sở thực tế khách quan đã vạch trần bộ mặt tàn bạo của thực dân Pháp , vạch trần luận điệu “ bảo hộ và khai hoá văn minh” của thực dân Pháp đối với nước ta. Qua đó càng đề cao chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.Em hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ở phần cơ sở thực tế chủ quan? b- Cơ sở thực tế chủ quan: Hành động của Việt minh. - Từ “ tuy vậy” có hai tác dụng: tác dụng liên kết văn bản và tác dụng nêu bật sự đối lập giữa hành động nhân đạo, chính nghĩa của Việt minh với những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa của thực dân Pháp. - Bản tuyên ngôn nhấn mạnh ý hết sức quan trọng: “ dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”. Do đó việc chính phủ Việt Nam tuyên bố “ thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp” là hoàn toàn có cơ sở. Bản tuyên ngôn còn thể hiện quyết tâm sắt đá của toàn thể dân tộc Việt Nam chống lại âm mưu của thực dân Pháp đến cùng. - Bằng cách diễn đạt vô cùng khéo léo, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự ủng hộ của các nước đồng minh đối với độc lập tự do của dân tộc Việt Nam: + Từ “tin” được sử dụng rất hay thể hiện ý nghĩa khẳng định chắc chắn. + Cách diễn đạt “ quyết không thể không công nhận” – 2 lần phủ định sẽ làm tăng sức mạnh khẳng định lên gấp đôi. - Kết thúc phần cơ sở thực tế chủ quan một lần nữa bản tuyên ngôn đanh thép khẳng định quyền được hưởng độc lập, tự do của nước Việt Nam. Phần cơ sở thực tế chủ quan đã nêu cao nhân đạo và chính nghĩa của dân tộc ta. Vì lẽ đó dân tộc ta hoàn toàn có quyền đươc hưởng TD- ĐL 3- Lời tuyên bố độc lập: ( phần còn lại)Sau khi đưa ra cơ sở pháp lý và những cơ sở thực tế vững chắc của bản tuyên ngôn cuối cùng tác giả mới thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới đưa ra lời tuyên bố độc lập: - Cụm từ: “ Vì những lẽ trên” được sử dụng rất lựa chọn có 2 tác dụng: liên kết văn bản và thâu tóm lại tất cả những cơ sở pháp lý, và những cơ sở thực tế để làm tiền đề cho lời tuyên bố độc lập. - Lời tuyên bố độc lập có 2 nội dung: + Bản tuyên ngôn khăng định quyền được hưởng tư do độc lập của dân tộc Việt Nam, và sự thật nước Việt Nam đã trở thành nước tự do độc lập. + Bản tuyên ngôn nêu rõ toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ kiên quyết giữ vững quyền tự do và độc lập ấy dù có phải hy sinh tất cả tinh thần và lực lựơng, tính mạng và của cải. Lời tuyên bố độc lập ngắn gọn, đanh thép, chắc chắn không ai và không một thế lực nào có thể phản bác được IV-Kết luận “ Tuyên ngôn độc lập” không những là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại mà còn là một tác phẩm chính luận mẫu mực với hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực tiêu biểu “ Tuyên ngôn độc lập” đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, đồng thời thể hiện được khát vọng tự do độc lập của dân tộc Việt Nam, và cho ta thấy trái tim yêu nước vĩ đại và trí tuệ mẫn tiệp của Hồ Chí MinhCỏm ơn sự cổ vũ của cỏc em

File đính kèm:

  • pptTuyen ngon doc lap(8).ppt
Giáo án liên quan