Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21- Tam Quốc Diễn nghĩa)

Em hãy cho biết , qua đoạn trích “hồi trống cổ thành”, tính cách của Quan Công và Trương Phi khác nhau ở điểm nào?

Điểm gặp nhau trong tính cách của họ là gì?

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21- Tam Quốc Diễn nghĩa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21- Tam Quốc Diễn nghĩa)KIỂM TRA BÀI CŨEm hãy cho biết , qua đoạn trích “hồi trống cổ thành”, tính cách của Quan Công và Trương Phi khác nhau ở điểm nào?Điểm gặp nhau trong tính cách của họ là gì?DỰA VÀO NỘI DUNG ĐOẠN TRÍCH -ĐỌC THEO PHÂN VAI NHÂN VẬTLưu BịTào TháoQuan CôngTrương PhiCác vai phụNgười dẫn truyệnCHIA NHÓM THẢO LUẬN (Thời gian:10’)Nhóm 1:Qua đoạn trích em thấy giữa Lưu Bị và Tào Tháo đang ở vào tình thế như thế nào? Tình thế này có ảnh hưởng gì đến tính cách của hai nhân vật?Nhóm 2:Hãy tìm những chi tiết có liên quan để chứng minh tính cách đặc trưng của hai nhân vật.Nhóm 3:Theo em mâu thuẫn giữa hai nhân vậtTào Tháo và Lưu Bị là gi?Đỉnh điểm và mở nút của câu chuyện được thể hiện qua chi tết nào?Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống giàu tính kịch của đoạn trích?Nhóm 4:Em có nhận xét gì về quan niệm anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị?Em đồng ý với quan niệm anh hùng của ai? Vì sao?Tao thaoLưu BịQUAN CONG TRuoNG PHII-Tình thế của các nhân vậtLúc đó Tào Tháo thế rất mạnhLưu Bị chưa có đất lập nghiệp phải nương nhờ Tào Tháo để chờ thời cơ thực hiện giấc mộng anh hùng của mình- nên phải sống rất khôn khéo để vừa tự bảo vệ mình vừa chuẩn bị lực lượng.Tào Tháo mời Lưu Bị đến uống rượu để luận bàn về anh hùng trong thiên hạ, và là cơ hội để Tào Tháo khai thác ý đồ sâu xa của Lưu Bị, nhằm loại bỏ đối thủ của mình.II-Kết cấu của đoạn tríchA- Phần trình bày: cho thấy rõ hoàn cảnh của Lưu Bị đang lâm vào, đó là phải nương nhờ Tào Tháo. Để che mắt Tào Tháo Lưu Bị giả vờ làm vườn, suốt ngày vun xới tưới tắm để giấu đi chí hướng của mình-> Lưu Bị là người cơ mưu luôn cảnh giác với Tào Tháo để phòng thân,giữ mình. Lưu Bị giữ kín ý đồ của mình với cả những người anh em kết nghĩa-> hoàn cảnh hết sức nguy hiểmCó thể phân đoạn trích theo hình thức kịch tính qua các giai đoạn ; trình bày, thắt nút, cao trào, và cởi nútB-Phần thắt nútTào Tháo cho Hứa Chử và Trương Liêu đến mời Huyền Đức đến uống rượu.Huyền Đức vào phủ mà không biết lý do được mời trong khi Quan Công và Trương Phi đều không có nhà.Tào Tháo đón Huyền Đức rất vui vẻ với một câu nói nửa hỏi, nửa khẳng định: “ Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ”- > Lưu Bị sợ tái mặt. Phần này cho thấy tính cách đa nghi của Tào Tháo: Tháo không biết rõ động cơ làm vườn của Lưu Bị nên quyết tâm làm rõ. Còn Lưu Bị vốn là người bình tĩnh nhưng lại bị đặt vào tình huống nử hư nửa thực nên lúc đầu sợ tái mặt, là người từng trải nên khi biết rõ mục đích Tào Tháo mời thì bình tĩnh trở lạiC-Phần cao tràoPhần này cho thấy vấn đề được Tháo đưa ra trong cuộc đối ẩm: - Câu chuyện được bắt đầu một cách tự nhiên với hiện tượng vòi rồng hút nước mà Tháo ví với người anh hùng trong thiên hạ với mọi khả năng ứng biến. Từ câu chuyện của tự nhiên Tháo bắt đầu khẩu vấn với Lưu Bị:- Cách nói của Lưu Bị cũng rất từ tốn: mỗi một nhân vật mà Lưu Bị đưa ra đều kèm theo khả năng nhất định, Lưu Bị nhấn mạnh những khía cạnh đó theo kiểu tán dương, đề cao một mặt để hạ thấp mình, mạt khác để kích động sự kiêu ngạo của Tào Tháo:+ Viên Thuật- lương binh nhiều+ Viên Thiệu- như con hổ dữ+ Lưu Cảnh Thăng- nổi tiếng trong tám kẻ tuấn kiệt+ Lưu Bá Phù - sức lực đương khoẻ+ Lưu Quí Ngọc ở Ích Châu, Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn toạiKhi nói tới những người ấy Lưu Bị tuyệt nhiên không nhắc tới Tào Tháo, mặc dù Tào Tháo đang ở trên thế mạnh, khiến Tào Tháo phải ném ra bàn tiệc quan điểm của mình. Lưu Bị cũng không nêu tên mình ở đó- > sư nhún mình hết mức của Lưu Bị.Lưu Bị đã xếp mình ngang hàng với Tào Tháo một cách kín kẽ khiến Tào Tháo không thể bắt bẻ cũng không thể trị tội được. Chiến lược vòng vo của Lưu Bị đã phát huy được tác dụngC- Phần cao tràoMỗi nhân vật mà Lưu Bị đưa ra đều bị Tào Tháo phủ nhận, cách phủ nhận cũng mang phẩm chất Tào Tháo-> khi mưu đồ nghiệp lớn Tào Tháo nắm rất chắc đối thủ của mình, trừ Lưu BịĐỉnh điểm của phần này là Tào Tháo “trỏ vào Huyền Đức rồi lại trỏ vào mình mà nói rằng: Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo thôi”->Tháo là người biết nhìn xa trông rộng, biết nhận mặt từng người-> sự vòng vo của Lưu Bị đã không còn tác dụng nữa- tình huống thật bất ngờ.nếu Lưu Bị thừa nhận lời nhận xét đó của Tào Tháo thì Lưu Bị sẽ bị hại bởi một nước không thể có 2 vua. Vậy Lưu Bị sẽ xử sự như thế nào?D-Phần cởi nútPhần này cho thấy sự khôn khéo của Lưu Bị khi gắn kết các tình thế lại với nhau: + Thoạt tiên khi nghe Tào Tháo nói đúng “tim đen” của mình Lưu Bị “giật nảy mình đánh rơi cả đũa”-> hành động không bình thường, nó có nghĩa là Lưu Bị đã thừa nhận nhận xét của Tào Tháo. + Trong tình thế đó kết hợp với tiếng sấm, Lưu Bị đã tạo ra màn kịch để che mắt Tào Tháo về việc đánh rơi đũa của mình. Lưu Bị còn viện câu nói của Khổng Tử trong sách Luận Ngữ một cách rất tỉnh táo “Đức Thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ, gió to cũng đổi sắc mặt, sao tôi lại không sợ” để biện hộ cho mình- > kết quả là che mắt được Tào Tháo, vừa giữ được mình,vừa lừa được đối thủIII- Nghệ thuậtNgôn ngữ đoạn trích chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật. Nhân vật nào có hệ thống từ vựng riêng của nhân vật đó.Tác giả đóng vai trò người dẫn chuyện, đôi khi chen vào một vài nhận xét nhỏ như chốt lại vấn đề.Phương pháp hỗ kiến- dùng nhân vật này làm nổi bật nhân vật kiaIV- Kết luậnNội dung: Đoạn trích đã thể hiện rõ âm hưởng của Tam Quốc diễn nghĩa, và làm nổi bật phần nào tính cách của hai nhân vật chính là Lưu Bị và Tào Tháo.Nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ nhân vật rất khéo léo, ngôn ngữ tác giả rất hợp lý. Ngoài ra còn sử dụng biện pháp hỗ kiến

File đính kèm:

  • pptTao Thao uong ruou luan anh hung.ppt