Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Sóng - Xuân Quỳnh (Tiếp theo)

I. Tác giả.

 - Xuân Quỳnh (1942- 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

 - Quê ở La Khê- Hà Đông, Tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

 

ppt15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Sóng - Xuân Quỳnh (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sóngxuân quỳnhI. Tác giả. - Xuân Quỳnh (1942- 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. - Quê ở La Khê- Hà Đông, Tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).Em nêu những nét chính về tiểu sử của Xuân Quỳnh? - Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ. - Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa, là biên tập viên báo Văn Nghệ, biên tập viên nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban Chấp hành hội nhà văn Việt Nam khoá III. - Tác phẩm chính (SGK). - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật .Em cho biết đặc điểm thơ Xuân Quỳnh? II. Xuất xứ, chủ đề. 1. Xuất xứ. "Sóng" được Xuân Quỳnh viết vào ngày 29/12/1967. Bài thơ được rút trong tập "Hoa dọc chiến hào"- tập thơ thứ hai của tác giả. 2. Chủ đề. Bài thơ thể hiện nỗi khát vọng và niềm mong ước được yêu, được sống hạnh phúc trong một tình yêu trọn vẹn của lứa đôi.Em hãy cho cả lớp biết xuất xứ của bài thơ?Em hãy cho biết chủ đề của bài thơ? III. Cảm nhận chung về bài thơ. - Bài thơ có một âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng gợi ra các con sóng liên tiếp gối nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu lắng lại. - Đi vào kết cấu hình tượng của bài thơ ta thấy nổi lên bao trùm cả bài là hình tượng "sóng", nhưng bài thơ còn một hình tượng nữa gắn liền với "sóng" là "em".Em nhận xét gì về nhịp điệu, âm hưởng của bài thơ?Đằng sau hình tượng sóng hình tượng gì?Vậy "sóng" ẩn dụ cho gì? "Sóng" là hình tượng ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân của "em". Hai nhân vật ấy tuy là một nhưng lại phân đôi ra để soi chiếu vào nhau, cộng hưởng. Tâm trạng của người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ mình hơn, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái xúc động, những khát khao mãnh liệt của mình.Mở đầu bài thơ, "Sóng" được thể hiện trong những trạng thái như thế nào? IV. Đọc- hiểu văn bản. - Mở đầu bài thơ, "sóng" được thể hiện trong những trạng thái trái ngược: dữ dội/ dịu êm, ồn ào/ lặng lẽ. Cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình. - Cái khát vọng tình yêu đó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Với con người, tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi: "Ôi con sóng ngày xưa .................................. Bồi hồi trong ngực trẻ" - Từ nhìn lại để nhận thức tình yêu trong lòng mình, điều đó dẫn đến một nhu cầu cần phân tích, lí giải; đó như là quy luật tự nhiên của tâm lí: "Sóng bắt đầu từ gió .............................. Khi nào ta yêu nhau" - Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời, làm sao mà hiểu hết được, nó cũng tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên và cũng khó hiểu, nhiều bất ngờ như thiên nhiên. Tuy vậy tâm lí chung của người khi yêu vẫn muốn tìm và giải thích: Vì sao ta yêu nhau? Yêu nhau tự bao giờ? Nhưng làm sao có thể cắt nghĩa được? "Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau" - Qua việc tự tìm lời giải đáp cho câu hỏi về ngọn nguồn của tình yêu, bằng sự thành thật, hồn nhiên, Xuân Quỳnh đã nói lên được quy luật sâu xa, muôn thuở của tình yêu nam nữ.Tình yêu thường đi liền với tâm trạng gì khi xa cách?Nỗi nhớ được tác giả miêu tả như thế nào? Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được tác giả diễn tả thật sâu đậm. + Nó bao trùm cả không gian bao la: "Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam" + Nó chiếm lấy cả tầng sâu và bề rộng: "Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước" + Nó khắc khoải trong mọi thời gian (ngày đêm, cả trong mơ): "Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức"Em hiểu hai câu thơ này như thế nào?Qua hình tượng "sóng" và "em", Xuân Quỳnh đã nói lên điều gì? Nỗi nhớ đã choáng đầy cõi lòng không chỉ trong ý thức mà cả trong tiềm thức, đi cả vào trong giấc mơ. Qua hình tượng "sóng" và "em", Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo, không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình: nếu "sóng" nhớ bờ "ngày đêm không ngủ được" thì "em" "... nhớ đến anh- Cả trong mơ còn thức", và "em" thì "Nơi nào em cũng nghĩ- Hướng về anh- một phương" thì "sóng" lại là sự thực hiện niềm ao ước ấy "Con nào chẳng tới bờ- Dù muôn vàn cách trở".Tiếp theo, Xuân Quỳnh nói gì?Xuân Quỳnh lo âu như thế nào? - Trong thơ Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian, và ý thức về thời gian thường đi liền với niềm lo âu và khát khao nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại. "Cuộc đời tuy dài thế ................................ Mây vẫn bay về xa” Nhưng lo âu với Xuân Quỳnh càng thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống tích cực, hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để có thể vượt qua và thắng được cái hữu hạn thời gian mỗi đời người.Kết thúc bài thơ, Xuân Quỳnh muốn nói gì? - Bài thơ kết thúc bằng niềm khát khao được sống hết mình cho tình yêu, trong tình yêu và đi liền với nó là cái ước muốn vĩnh viễn hoá tình yêu của mình để nó sống mãi với thời gian. Đó là một khát vọng tình yêu lớn. V. Tổng kết. "Sóng" là bài thơ hay về tình yêu, nó tiêu biểu cho hồn thơ, giọng thơ, tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên trong sáng vừa ý nhị sâu xa. Đây thực sự là bài thơ hay ở toàn bài, ở tình cảm chân thành tha thiết mà tự nhiên, hồn hậu, có chỗ đạt đến sâu sắc.

File đính kèm:

  • pptSong(13).ppt