Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Ông già và biển cả - Heminue (Tiết 2)

18 tuổi tốt nghiệp TH, làm phóng viên cho tờ Kansas City Star.

19 tuổi tham gia hội chữ thập đỏ tại Ý trong CTTGI.

20 tuổi quay lại Mỹ với tấm huân chương và đôi nạng gỗ.

Ông thuộc “thế hệ mất mát” (the lost generation), những người trở về từ chiến trận.

 

ppt45 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Ông già và biển cả - Heminue (Tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tác giả-tác phẩmErnest Hemingway (1899-1961), sinh tại Oak Park, Illinois, trong một gia đình trí thức.18 tuổi tốt nghiệp TH, làm phóng viên cho tờ Kansas City Star.19 tuổi tham gia hội chữ thập đỏ tại Ý trong CTTGI.20 tuổi quay lại Mỹ với tấm huân chương và đôi nạng gỗ.Ông thuộc “thế hệ mất mát” (the lost generation), những người trở về từ chiến trận.Sở thích: săn bắt, yêu thiên nhiên, câu cá, đấm bốc.22 tuổi lấy vợ, sang Pháp làm báo và bắt đầu sự nghiệp sáng tác.Ra mắt truyện ngắn đầu tay Trên miệt Michigan 1921.Đến 1923 cuốn sách đầu tiên Ba câu chuyện và mười bài thơ được xuất bản.Tính đến cuối đời, tổng số truyện ngắn của ông là 70. Ông được đánh giá rất cao về lĩnh vực truyện ngắn.Năm 1926 khi tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc (The sun also rises) ra đời, ông mới thật sự nổi tiếng trên văn đàn. Ông trở thành đại diện xuất sắc cho lớp nhà văn thuộc thế hệ mất mát: có một cuộc chiến mà sự trả giá lại quá đắt. Có một thế hệ ra khỏi cuộc chiến ấy bỗng trở thành thế hệ lạc lõngCTTGI không được miêu tả trực tiếp nhưng vẫn hiện lên trong Mặt trời vẫn mọcNăm 1929, Giã từ vũ khí (A farewell to arms) xuất hiện kể về mối tình thơ mộng của chàng trung úy Henry và cô y tá Catherine. Chiến tranh bi đát khiến tình yêu cũng bi đát nốt nên con người và cả tình yêu của họ khó có thể tồn tại. Tuy nhiên như mọi nhân vật khác của Hemingway, họ là những người không chịu khuất phục số phận.Vào những năm 30,Hemingway thường đến Tây Ban Nha. Năm 1939,sau nhiều năm tham dự cuộc chiến bảo vệ nền Cộng hòa của nhân dân Tây Ban Nha,ông đã viết nên “Chuông nguyện hồn ai” Con người cần phải nương tựa vào nhau mà sống,chiến đấu. Tác phẩm còn là bản bi hùng ca về những chiến sĩ du kích TBN cùng với anh lính Mĩ tự nguyện Jordan can trường bất khuất bảo vệ quyền tự do,dân chủ cho con người.Năm 1952, Ông già và biển cả ( The old man and the sea) ra đời.Trước khi in thành sách,tác phẩm được đăng nhiều kì trên tạp chí Life.Bí quyết thành công của cuốn tiểu thuyết,theo ông: “Chẳng có bút pháp tượng trưng nào cả. Biển cả đúng là biển cả,ông lão là ông lão,thằng bé đích thị là thằng bé,cá kiếm chính là nó,còn lũ cá mập thì chẳng đẹp hơn hay xấu hơn bất kì con cá mập thực nào.”Ngay lập tức,tên tuổi của ông được xếp vào hàng những nhà văn số 1 của thế giới.Năm 1953, ông nhận giải Pulitzer, giải thưởng văn chương cao quý nhất nước Mỹ, và năm 1954 là Nobel văn chương Ông là nhà văn Mỹ nhưng hầu hết thời gian sống ở nước ngoài, là người theo chủ nghĩa xê dịch. Ông đặc biệt yêu quý Cuba và ủng hộ Fidel Castro.Hemingway mất năm 1961 tại Ketchum, Idaho, tự sát như nhiều thành viên khác trong gia đình : ông chú , cha và cả cháu gái sau này.Sau khi ông qua đời, bà Mari vợ ông đã biên tập và cho ra mắt 2 cuốn tiểu thuyết : Đảo giữa dòng (1970), Vườn Eden (1986).Cùng với William Faulkner, ông được xem là người đã khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Mỹ. Nhiều tác giả Mỹ đương đại đã suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Minimalism ( Chủ nghĩa cực hạn).Hemingway luôn cố gắng viết theo nguyên tắc “tảng băng trôi”: nhà văn phải nắm rõ nội dung cần viết và có thể lược bớt được chừng nào thì bỏ,càng nhiều càng tốt. Thao tác này nhằm phát huy khả năng đồng sáng tạo của độc giả.Ông già và biển cả thuộc khuynh hướng sáng tác này. Dẫu tập trung khai thác độc thoại nội tâm, dòng ý thức của nhân vật, nhưng Santiago không miên man, lẩn quẫn trong nội tâm của mình. Nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt tác là khả năng kiệm lời. Ông hạn chế sử dụng tính từ, động từ thì hầu như chỉ độc mỗi “nói” (say) hoặc “nghĩ” (think).II. Tìm hiểu văn bảnDiễn biến cuộc chinh phục con cá kiếm:1. Ông lão Santiago:+Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng.+Lão cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải nhẹ nhàng kéo vào.+ ”Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy” lão nói. (SGK/145) +Ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ Lão không ngại chuyện hoa mắtnhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng, và điều ấy khiến lão sợ.+ “Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được” lão nói.Diễn biến tâm trạng ông lão : Cố gắng câu cho bằng được con cá to. Độc thoại nội tâm suốt hành trình chinh phục con cá.+ “Đừng nhảy,cá” lão nói “Đừng nhảy”.+ Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thế chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên.+ lão cảm thấy choáng váng=> Kinh nghiệm dày dặn cho ông làm nhưng suy tính hết sức đúng đắn khi con cá mắc câu, ông lão làm mọi cách cố gắng để giữ được con cá. Tiếp tục những dòng độc thoại mang tính khích lệ chính bản thân lão – phải cố gắng hết mình giữ con cá !+ “ Ta không thể bị chuột rút” lão nói “ta có thể cầm cự. Mày phải cầm cự. Chớ có nói lằng nhằng.”Tự động viên mình, không hề mảy may khuất phục khó khăn trước mắt, luôn luôn giữ vững tinh thần. + “ Bây giờ mình sẽ nghỉ một lát trong lúc nó mải lượn vòng dưới kia rồi khi nó ngoi lên,mình sẽ đứng dậy chiến đấu, lão quyết định”+ Chưa bao giờ mình mệt như thế này, lão nghĩ.+ Bây giờ mày cứ lượn đi, cá, lão nghĩ. Tao sẽ tóm mày ở đường lượn.=>Suy tính kĩ mọi hành động , lời nói thể hiện quyết tâm cao .Con cá xuất hiện : + Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá. + “Không”,lão nói. “Nó không thể lớn như thế đc” => Qúa bất ngờ vì con cá to, dài hơn cả chiếc thuyền của lão. + Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳmthân hình nó đồ sộ..cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng. => Miêu tả con cá có một vẻ đẹp hiếm có , oai vệ lẫm liệt. +Giờ ông lão đang toát mồ hôi đầm đìa nhưng ko phải vì mặt trời mà vì một nguyên nhân khác. => Lão hồi hộp lo âu khi thấy con cá, nghĩ đến việc phải giết nó , lão “đầm đìa mồ hôi” ?+Nhưng mình phải để nó đến gần Mình phải nhắm vào tim.”+ “Hãy bình tĩnh vào giữ sức ,lão già ạ” lão nói .=> Tự nhủ với mình về những việc phải làm, ý chí vẫn ko hề bị lay động bởi con cá to.+ Bây giờ con cá lại tiếp tục lượn vào theo vòng tròn của nó, trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp, chỉ có cái đuôi đồ sộ cử động.+ “Ta di chuyển được nó rồi” ông lão nói.Vui mừng khi điều khiển được con cá to.+Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia lần này ta sẽ lật được nó . (sgk/148)=> Ý chí kiên cường , nghị lực vững vàng ,lạc quan.Đối thoại với con cá.+ lão gần như kìm được con cá. Nhưng lần nữa nó lại lật thẳng mình, từ từ bơi ra xa.+Mày đang giết ta, cá à, ông lão nghĩ Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ.Đối thoại với chính mình:+Giờ thì đầu óc mày đang lú lẫn hết cả rồimày phải giữ đầu óc tỉnh táochịu đựng như một con người. Hay như một con cá, lão nghĩ.+ “ Đầu ơi, hãy tỉnh táo” + con cá lượn thêm hai vòng nữa mà vẫn vậy.+Mình không biết, ông lão nghĩ. Đã đến lúc lão có cái cảm giác như lão có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào. Mình không biết. Nhưng mình sẽ cố thêm lần nữa.+con cá rướn thẳng mình, lại chầm chậm bơi xa, cái đuôi đồ sộ lắc lư trong không trung.Ông lão vẫn tiếp tục tự động viên mình “cố thêm lần nữa” mặc dù “ tay rã rời, xay xẩm mặt mày” .=> Nghị lực phi thường, chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn cảnh .+ Dồn hết mọi đớn đau và sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá.+con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó dài ,sâu, rộng, ánh bạc và bất tận trong dòng nước.+Ông lão ..giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn laophóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực dồn hết trọng lực lên cán lao.+khi ấy con cá mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực.=> Cái chết đẹp.+Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và lão ko thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao Tuy kiệt sức nhưng vẫn làm nốt công việc một cách thành thạo.+ Lão gục đầu vào lòng bàn tay. “ hãy giữ đầu óc mình tỉnh táo” lão nói vào mạn thuyền “ ta là lão già mệt mỏi, nhưng ta đã giết con cá này, người anh em ta,..”=> Nghị lực mãnh liệt chế ngự hoàn toàn sự mỏi mệt. Con người đã chiến thắng mặc dù bao khó khăn thử thách, vì ý chí, tinh thần lao động hăng say .II. Trở về :+ mình phải chuẩn bị dây và thòng lọng để buộc con cá vào mạn thuyền, lão nghĩ .+ lão bắt tay kéo con cá cập sát thuyền mình muốn ngắm nócon cá là vận may của ta ta chắc ta đã cảm thấy trái tim của nóLuôn nghĩ đến con cá trong lúc tiến hành những động tác thành thạo. ( sgk/150 )+ con cá lớn đến nỗi trông như thể ông lão buộc một con thuyền khác lớn hơn nhiều vào thuyền mình cánh buồm căng phồng, lão lái về hướng tây nam.+ Lão có thể nhìn thấy con cá, và chỉ khi nhìn đôi tay và cảm nhận cái mạn thuyền dưới lưng, lão biết việc này đã thực sự xảy ra chứ không phải trong mơ.+ Những gì mình phải làm là giữ cho đầu óc tỉnh táo Với cái miệng mím chặt, cái đuôi nhịp nhàng, chúng ta lái thuyền như thể hai anh em.Xem cá như một người bạn đồng hành cùng trở về chứ không còn là một chiến lợi phẩm nữa. Lão gọi con cá là “cu cậu” , thân mật , trìu mến.=> Cuộc chiến giữ ông lão Santiago và con cá Kiếm đã kết thúc, lão tiếp tục phải đương đầu với đàn cá mập hung tợn. Cuối cùng về đến bờ thì con cá chỉ còn trơ laị bộ xương trắng, lão già thì kiệt sức và được chú bé Manolin chăm sóc. Cuộc sống vẫn tiếp diễn nhưng lão đã khẳng định được mình , đã chiến thắng thiên nhiên hoang vu, thể hiện được sức mạnh tinh thần của chính mình và đề cao tay nghề lao động chân chính. Đồng thời tình yêu biển cả của lão càng được bồi đắp, lão sẽ lại ra khơi và lại nói to một mình , biết đâu chú bé Manolin sẽ lại được ra khơi cùng lão, như hai người bạn tri âm.Chủ nghĩa nhân đạo của Hemingway biểu hiện rõ ràng trong triết lí của câu chuyện. Con người không bao giờ chịu thua trong cuộc chiến giành sự tồn tại. Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không hề bị khuất phục, đặt nhiều tin tưởng vào lòng dũng cảm, trí khôn, khả năng chịu đựng và ý chí quyết tâm ngoan cường của con người.Chủ đề tác phẩm.Nghệ thuật :+ Nguyên lí tảng băng trôi.+ Hiện thực và biểu tượng.+ Biện pháp “độc thoại nội tâm” => thể hiện con người.

File đính kèm:

  • pptOng gia va bien ca(20).ppt
Giáo án liên quan