Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng) (Tiết 3)

I. Giới thiệu chung.

1. Tác giả.

 - Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912 mất năm 1960.

 - Xuất thân trong một gia đình nhà nho ở làng Dục Tứ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Nay là làng Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội)

 - Tham gia hội văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo, từng là đại biểu quốc dân đi dự đại hội Tân Trào.

 - Viết về đề tài lịch sử, có đóng góp lớn ở hai thể loại: Tiểu thuyết và kịch.

 - Tác phẩm tiêu biểu: Vũ Như Tô (1941), Lũy hoa (1960), Sống mãi với thủ đô (1961).

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng) (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC, QUẢNG NAMMôn: NGỮ VĂN 11Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Văn HiếuVĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Trích kịch: “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng)I. Giới thiệu chung.1. Tác giả. - Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912 mất năm 1960. - Xuất thân trong một gia đình nhà nho ở làng Dục Tứ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Nay là làng Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội) - Tham gia hội văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo, từng là đại biểu quốc dân đi dự đại hội Tân Trào. - Viết về đề tài lịch sử, có đóng góp lớn ở hai thể loại: Tiểu thuyết và kịch. - Tác phẩm tiêu biểu: Vũ Như Tô (1941), Lũy hoa (1960), Sống mãi với thủ đô (1961). Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)2. Vở kịch Vũ Như Tô. a. Hoàn cảnh sáng tác. - Vở kịch được xây dựng dựa vào sự kiện có thật xảy ra ở Thăng long vào năm 1516 và 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực. - Tác phẩm được viết vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 năm 1942, với mục đích nêu cao vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. b. Tóm tắt (SGK).c. Các mâu thuẫn trong vở kịch Vũ Như Tô. - Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân. - Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội, mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ và nhân dân. - Hai mâu thuẫn này tác động lẫn nhau: + Vũ Như Tô tích cực xây dựng Cửu Trùng Đài. Việc làm này khiến cho mâu thuẫn thứ nhất gay gắt thêm. Bởi vì xây dựng Cửu Trùng Đài nhân dân phải đóng góp sưu cao, thuế nặng. Mâu thuẫn thứ nhất giải quyết bằng con đường bạo lực của phe nổi loạn. Phe nổi loạn đã giết chết Lê Tương Dực.- Mâu thuẫn thứ hai không thể giải quyết bằng con đường bạo lực. Mâu thuẫn này Nguyễn Huy Tưởng chưa giải quyết triệt để. + Lời nói của Vũ Như Tô “Ta tội gì? Không! Ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho giống nòi một đài hoa lệ tranh tinh xảo với hoá công”. + Và lời tựa của Nguyễn Huy Tưởng: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải, hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải, ta cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.  Đây là mâu thuẫn chưa thể giải quyết triệt để được. Đó là mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và nhân dân, giữa cái đẹp và cái thiện. Cái đẹp trong trường hợp Vũ Như Tô là “Cái đẹp cao cả và đẫm máu”, “Nó chảy máu trên thân hình quằn quại của cái thiện”. Mâu thuẫn thứ hai chỉ có thể giải quyết được khi đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao.II. Đọc hiểu đoạn trích.1. Nhân vật Vũ Như Tô. - Một kiến trúc sư tài giỏi. + Có thể sai khiến gạch ngói như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng được những đài cao nóc tới mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ. - Vũ Như Tô là một nghệ sĩ tài hoa, khao khát sáng tạo cái đẹp. - Vũ Như Tô quá đam mê, đắm chìm trong sáng tạo nghệ thuật nên sống xa thực tế. Ông sáng suốt hoạt động nghệ thuật nhưng mê muội trong cuộc sống đời thường (Hồi 1,2,3,4). - Hồi 5 diễn tả tài năng của Vũ Như Tô. Đoạn trích thể hiện bi kịch của Vũ Như Tô. Những chi tiết kịch buộc Vũ Như Tô trả lời các câu hỏi: + Xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? + Người xây Cửu Trùng Đài có công hay có tội? - Vũ Như Tô không trả lời được. Vì Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ, không đứng trên lập trường của nhân dân. Đứng trên lập trường của cái đẹp mà không đứng trên lập trường của cái thiện. - Diễn biến tâm lí của Vũ Như Tô khi vỡ mộng: + Vũ Như Tô vẫn còn mơ màng, tin vào vào việc làm của mình. + Vũ Như Tô không nghĩ rằng việc làm của mình là tội ác, không thể tin việc quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng, bị nghi ngờ. (Cho nên Đan Thiềm giục Vũ Như Tô chạy trốn, Vũ Như Tô không chạy trốn, ông còn thể hiện lập trường của mình: “Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết cũng để cho mọi người biết công việc mình làm là chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây thì tôi chạy đi đâu?”). - Khi vỡ mộng, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô mới nhận thấy sự thất bại. Ông rất đau đớn. Nỗi đau ấy bật thành tiếng kêu khắc khoải, bi thiết, não nùng “Ôi ! Mộng lớn, ôi Đan Thiềm, ôi Cửu Trùng Đài”. Ông đành bất lực cam chịu: “Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường”. Ước mơ cao đẹp, độc giả, công trình nghệ thuật, cả ba đã mất, người nghệ sĩ sáng tạo chịu nỗi đau đớn tột cùng.2. Nhân vật Đan Thiềm. - Đan Thiềm là người nghệ sĩ biết thưởng thức nghệ thuật. Đan Thiềm có thể quên bản thân vì niềm đam mê đó. - Diễn biến tâm lí của Đan Thiềm khi vỡ mộng: + Đan Thiềm không bận tâm đến việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Đan Thiềm chỉ quan tâm đến sự sống còn của Vũ Như Tô. (Nhiều lần cô khuyên Vũ Như Tô trốn: Đan Thiềm “Hớt hơ hớt hải”, “Mặt cắt không còn giọt máu”. Giọng nói của Đan Thiềm “Hổn hển” đứt đoạn, những tiếng “Trốn đi”, “Lánh đi”, “Chạy đi”, càng nói vẻ mặt hốt hoảng, đau đớn). + Ngay cả lúc bị bắt, bị sỉ nhục, Đan Thiền vẫn cầu xin: “Tướng quân nghe tôi bao nhiêu tội tôi xin chịu hết nhưng tướng quân tha cho ông cả. Ông ấy là một người tài”. + Khi tình thế không thể cứu vãn được nữa, Đan Thiềm đành nói lời vĩnh biệt: “Đài lớn tan tành, ông cả ơi! Xin cùng vĩnh biệt”.  Đan Thiềm là người biết trân trọng cái tài.3. Nghệ thuật của đoạn trích. - Miêu tả diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô và Đan Thiềm. - Khắc hoạ tính cách nhân vật (Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Ngô Hạch, Nguyễn Vũ). Ngô Hạch đại diện cho quân phản loạn chống lại triều đình, Nguyễn Vũ là kẻ ngu trung... mỗi người một vẻ. - Kịch tính được tạo ra qua đối thoại, hành động của nhân vật. Ngôn ngữ tổng hợp (Kể, miêu tả, bộc lộ ) đã tạo nên xung đột kịch gay gắt: Lê Tương Dực bị Ngô Hạch giết, hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn. Nguyễn Vũ tự tử, Vũ Như Tô ra pháp trường.III. Tổng kết. - Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, về mối quan hệ giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực của nhân dân. - Đoạn trích thể hiện nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Hành động của nhân vật thể hiện tính cách, diễn tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.

File đính kèm:

  • pptVinh biet Cuu Trung Dai(4).ppt