Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Luyện tập về nghĩa của từ

- ăn (a): tự cho vào cơ thể thức nuôi sống

- ăn (b): là một yếu tố của thành ngữ: ăn trắng mặc trơn, hoà vào nghĩa chung của thành ngữ là: sống nhàn hạ sung sướng

- ăn (c): giành về mình phần hơn, phần thắng

- ăn (d): làm thịt rồi ăn: bao hàm cả nghĩa giết chết con bống

=> Từ ăn trong câu (a) và (d) là sử dụng theo nghĩa gốc còn trong câu (b) và (c) theo nghĩa chuyển.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Luyện tập về nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập về nghĩa của từLuyện tập về nghĩa của từ1. Từ nhiều nghĩa2. Từ đồng nghĩa3. Từ trái nghĩa4. Từ đồng âm 1. Từ nhiều nghĩa Hãy xác định các nghĩa khác nhau của từ ăn được thể hiện trong các câu sau:a)’’Bống bống bang bangLên ăn cơm vàng cơm vàng, cơm bạc nhà taChớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người .’’b) Mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc mỗi ngày một nhiều, còn hai mẹ con mụ thì ăn trắng, mặc trơn, không hề nhúng tay vào một việc gì.c) ‘‘Chuông khánh còn chẳng ăn ai Nữa là mãnh chĩnh vứt ngoài bờ tre’’d) Con bống của con người ta ăn thịt mất rồi. (Tấm Cám) ăn (a): tự cho vào cơ thể thức nuôi sống ăn (b): là một yếu tố của thành ngữ: ăn trắng mặc trơn, hoà vào nghĩa chung của thành ngữ là: sống nhàn hạ sung sướng ăn (c): giành về mình phần hơn, phần thắng ăn (d): làm thịt rồi ăn: bao hàm cả nghĩa giết chết con bống => Từ ăn trong câu (a) và (d) là sử dụng theo nghĩa gốc còn trong câu (b) và (c) theo nghĩa chuyển. Đầu :+ tóc mọc đầy đầu, đầu bò tót, đầu tóc bạc phơ: nghĩa gốc+ đầu xe ô tô, sóng bạc đầu, đầu cầu, đầu đường : nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ+ thu nhập tính theo đầu người; mỗi tháng xuất ba đầu lợn: nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụTay :+ Miệng nói tay làm, vỗ tay: nghĩa gốc+ tay gàu, tay chuối, tay nải: nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ+ tay súng, tay cày, biết tay nhau, cãi tay đôi, tay giang hồ: nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụCánh :+ cánh chim, cánh bướm, cánh chim đại bàng lướt gió : nghĩa gốc+ máy bay hạ cánh, hoa mai vàng năm cánh, cánh buồm, cánh cửa, cánh quân: nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.Chân :+ Anh em như thể tay chân (nghĩa gốc)+ Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng (nghĩa chuyển – ẩn dụ)+ Anh ấy có chân trong Đảng uỷ sư đoàn (nghĩa chuyển – hoán dụ)Tìm ví dụ để chứng tỏ các từ đầu, tay, cánh, chân là những từ nhiều nghĩa.Thảo luận nhóm 3 phút: Nhóm 1: Đầu Nhóm 2: Tay Nhóm 3: Cánh Nhóm 4: Chân 2. Từ đồng nghĩa:- Từ chết: (chỉ cái chết) không còn khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sốngCác từ : thôi, về, lên tiên, chẳng ở vốn có nghĩa riêng, nhưng trong câu thơ Nguyễn Khuyến được dùng để diễn tả cái chết. - Đây là sử dụng từ ngữ theo phép tu từ nói tránh, nói giảm để làm dịu bớt những mất mát đau thương, nhưng cái chết của bạn vẫn là một ám ảnh lớn day dứt không nguôi, chính là do sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để diễn tả cái chết.Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Sau đó ít năm, người cha cũng chết. (Tấm Cám)Bác Dương thôi đã thôi rồiLàm sao bác vội về ngayVội vàng chi đã phải lên tiênBác chẳng ở dẫu van chẳng ở(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)Tìm và đặt câu với những từ đồng nghĩa với từ chết+ hi sinh Người lính đã hi sinh một cách anh dũng/ Nhà văn Nam Cao đã hi sinh năm 1951+ về, đi Cụ cháu đã về hai năm nay+ ngoẻo Thằng lính đi đầu trúng đạn ngoẻo ngay tại trận + từ trần Ông đã từ trần hồi 16h ngày 12/3/2006+ tịch Sư cụ đã tịch ngày hôm quahi sinh, về, đi, ngoẻo, từ trần, tịch, quy tiên, về chầu tiên tổ, chầu ông vải, chầu diêm vương, băng hà, tắt thở, nhắm mắt xuôi tay, bỏ xác, mất mạng 3. Từ trái nghĩa - Trẻ cậy cha, già cậy con- Bán anh em xa, mua láng giềng gần=> Tác dụng của từ trái nghĩa trong câu: làm nổi bật ý đối lập, cách diễn đạt trở nên sinh động hơnLấy ví dụ về từ trái nghĩa trong tục ngữ, ca dao:- Gặp đây anh nắm cổ tay Khi xưa em trắng sao rày em đen- Cổ tay em trắng lại tròn Để cho ai gối đã mòn một bên- áo rách khéo vá hơn lành vụng may- Vụng chèo, khéo chống- Được làm vua, thua làm giặc4. Từ đồng âm Phân tích tác dụng của từ đồng âmBài 1: có ba từ lợi Xem một quả bói lấy chồng lợi chăng: Lợi cái có ích mà con người thu được khi nó nhiều hơn những gì mà con người phải bỏ raLợi thì có lợi nhưng răng không còn: lợi (để chỉ răng lợi): phần thịt bao giữ xung chân răng. - Bài 2: có 5 từ đó Hai từ đó đầu tiên: dụng cụ dùng để bắt cá (cái đó). Ba từ đó sau chỉ con người (ai đó> Sử dụng đồng âm khéo léo đã tạo ra sự liên tưởng bất ngờ nhưng hợp lí và thú vị cho người tiếp nhận. Phân tích tác dụng của từ đồng âm trong các phần trích: 1. Bà già đi chợ Cầu ĐôngXem một quả bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ, nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn (ca dao)2. Trời mưa trời gióVác đó đi đơmChạy vô ăn cơmChạy ra mất đóKể từ ngày ai lấy đó, đó ơiRăng đó không phân qua nói lại đôi lời cho đây hay. (Lí cái đó) Bài tậpHãy xác định các từ đậu, bò trong hai câu đối sau có phải từ nhiều nghĩa không? Vì sao? Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bòTừ đậu, bò không phải là từ nhiều nghĩa mà là từ đồng âm vì nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau=> Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa=> Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa- Giống nhau: cùng âm- Khác nhau : + Từ nhiều nghĩa : cùng nghĩa hoặc chuyển nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc, có liên quan đến nghĩa gốc+ Từ đồng âm: hoàn toàn khác nhau về nghĩaVí dụ : Trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp ?Trăm thứ bắp, bắp chi không ai rang?Trăm thứ than, than chi không ai quạt?Trăm thứ bac, bạc gì không ai mua?

File đính kèm:

  • pptLuyen tap ve nghia cua tu.ppt