Bài giảng môn Hình học lớp 6 - Tiết 18 - Tuần 21 - Bài 1: Nửa mặt phẳng

 1.1. Kiến thức

 - Học sinh hiểu về mặt phẳng,khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho.

 - Học sinh hiểu về tia nằm giữa hai tia khác.

 1.2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng phân biệt nửa mặt phẳng.

 - Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.

 1.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận và hứng thú trong học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 6 - Tiết 18 - Tuần 21 - Bài 1: Nửa mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 14/12/2012 Tiết : 18 Tuần: 21 CHƯƠNG II _ GÓC §§1 NỬA MẶT PHẲNG 1/ MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức - Học sinh hiểu về mặt phẳng,khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho. - Học sinh hiểu về tia nằm giữa hai tia khác. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phân biệt nửa mặt phẳng. - Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác. 1.3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận và hứng thú trong học tập. 2/ CHUẨN BỊ CỦA GV & HS: 2.1 Chuẩn bị Gv: - Thiết bị: Thước thẳng, bảng phụ, - Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo,... 2.2 Chuẩn bị HS: - Thiết bị: Thước thẳng. - Tư liệu: SGK, SBT, đọc trước §1, 3/ TIẾN TR̀NH DẠY & HỌC: 3.1 Ổn định lớp: ( 1’ )KTSS 3.2: KTBC: (5’) GV: Giới thiệu chương – bài (3’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠY ĐỘNG 1 : 1. NỬA MẶT PHẲNG BỜ a (20’) Phương pháp: Vấn đáp, Phân tích, Tổng hợp, Hướng dẫn, Gợi tìm, Diễn giải. Câu hỏi cá nhân: GV: Giới thiệu về mặt phẳng: Trang giấy, mặt bảng, mặt bàn, mặt nước yên tỉnh, .. là hình ảnh của mặt phẳng. Mặt phẳng không bị giới hạng về mọi phía. GV:Vẽ h1 lên bảng GV: Đường thẳng a chia mặt phẳng thành mấy phần ? GV: Thế nào là một nửa mặt phẳng bờ a ? GV: Đường thẳng a trong hình vẽ trên đã tạo thành bao nhiêu nửa mặt phẳng? GV: Hai nửa mặt phẳng trên có đặc điểm gì? GV: Khi đó ta nói hai nửa mặt phẳng trên là hai nửa mp đối nhau GV: Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ? GV: Bất kì đường thẳng nào đgl gì của hai nửa mặt phẳng đối nhau ? GV: Cho HS quan sát h2 và tô màu xanh nửa mẳt phẳng I, tô đỏ nửa mẳt phẳng II. GV: Giới thiệu cách đọc tên các nửa mp trong hình 2 GV: Hai điểm M, N nằm cùng phía đ/v đường thẳng a; hai N, P ( hoặc M, P) nằm khác phía đ/v đường thẳng a. GV: Cho 1 HS đứng lên đọc ?1 GV: yêu cầu HS trả lời ?1 GV: Cho HS khác nhận xét GV: Nhận xét chung GV: Cho Hs đọc bt2 tr73 GV: Cho Hs làm bt4 tr73 GV:Gọi một HS đọc bt 4 tr73 GV: Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình + hs khác làm vào vở. GV: Cho cá nhân HS đứng lên trả lời câu a GV: Cho HS nhận xét GV: Nhận xét chung GV: Cho cá nhân HS đứng lên trả lời câu b GV: Cho HS nhận xét GV: Nhận xét chung HS cả lớp theo dõi HS: vẽ hình vào tập HS: Đường thẳng a chia mặt phẳng thành hai phần. HS: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. HS: Hai nửa mặt phẳng HS: Hai nửa mặt phẳng trên có chung bờ a HS: Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là đối nhau. HS: Trả lời : là bờ chung HS: Tô màu HS: Theo dõi GV giới thiệu . HS: đọc ?1 HS: trả lời ?1 HS khác nhận xét HS đọc bt 2 tr73 HS: Làm bt 2tr73 HS: Gấp giấy và trả lời HS: Đọc bt 4 HS: 2 HS lên bảng vẽ hình Bt4 a/ Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm B HS nhận xét b/ Điểm B và A nằm trong hai nửa mặt phẳng đối nhau ( vì a cắt AB). Điểm C và A nằm trong hai nửa mặt phẳng đối nhau ( vì a cắt AC). Vậy B và C cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ a, do đó đoạn thẳng BC không cắt a. HS: Nhận xét ĐỊNH NGHĨA Hình 1 Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a *Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau ?1 a/ Nửa mặt phẳng chứa hai điểm N, M. Nửa mặt phẳng không chứa điểm P. b/ Đoạn thẳng MN không cắt đường thẳng a. Đoạn thẳngMP cắtđường thẳng a. *Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau Bài tập 4: HOẠY ĐỘNG 2 : 2. TIA NẰM GIỮA HAI TIA (15’ ) Phương pháp: Vấn đáp, Phân tích, Tổng hợp, Hướng dẫn, Gợi tìm, Diễn giải. Câu hỏi cá nhân: GV:Cho Hs hình 3 GV: Khi nào thì tia Oz nằm giữa hai tiaOx ,Oy? GV: cho HS làm ?2 GV: Cho HS nhận xét Gv : Cho HS đọc và trả lời BT 1 SGK GV: cho Hs làm bt 3tr 73 GV: cho Hs trả lời miệng GV: Cho HS nhận xét GV: cho Hs làm tiếp bt5tr73 GV:Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình GV: Cho HS nhận xét GV: Nhận xét chung HS: quan sát HS: Tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox ,Oy HS: làm ?2 ?2:H3b Tia Oz nằm giữa hai tia Ox ,Oy. H3b Tia OZ không cắt đoạn thẳng MN . Tia Oz khôngnằm giữa hai tia Ox ,Oy. HS: Nhận xét HS : Đọc và trả lời BT 1. HS: cho Hs làm bt 3tr 73 HS: trả lời miệng a/.. nửa mặt phẳng đối nhau b/ . Cắt đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A, B. HS: Nhận xét HS: Cho Hs làm bt 5tr 73 HS: Vẽ hình và tr3 lời Tia OM nằm giữa hai tia OA và OB. Vì OM cắt đoạn thẳng AB HS: Nhận xét Tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox ,Oy. Bài Tập 5 TR 73 4. HƯỚNG DẪN Ở NHÀ (3’) Về nhà học bài. Bt 2 tr73 SGK. Vẽ hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ b. Đặt tên hai nửa mặt phẳng đó. Đọc §2- GÓC tr73 – 74 . Ôn tập về góc ở Tiểu học. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 21.doc