Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Bài 21, 22 - Tiết 89: Câu trần thuật

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Hs hiểu rõ được đặc điểm hình thức câu trần thuật, phân biết câu trần thuật với các kiểu câu khác.

2. Rèn luyện kĩ năng: Nắm vững chức năng của câu trần thuật; Biết sử dụng câu trần thuật đúng trong tình huống giao tiếp.

3. Khả năng tích hợp: Bài Ngắm Trăng, Đi Đường và VBTM.

B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tuần 23 - Bài 21, 22 - Tiết 89: Câu trần thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2005 Tuần 23 Bài 21.22 Ngày dạy: 21/02/2005 Tiết 89: Câu trần thuật A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Hs hiểu rõ được đặc điểm hình thức câu trần thuật, phân biết câu trần thuật với các kiểu câu khác. Rèn luyện kĩ năng: Nắm vững chức năng của câu trần thuật; Biết sử dụng câu trần thuật đúng trong tình huống giao tiếp. Khả năng tích hợp: Bài Ngắm Trăng, Đi Đường và VBTM. B/ CHUẨN BỊ: Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà. Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập nhanh. C/ LÊN LỚP: Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Bài cũ: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của 3 kiểu câu em đã học? Ví dụ. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG I/ 1.Trong các đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học? 2.Tác dụng của những câu này? 3.Vậy trong 4 kiểu câu đã học thì kiểu câu nào thường được dùng nhiều nhất? Tại sao? 4. Gọi 1 hs đọc ghi nhớ. 5. Cho biết chức năng của các câu trần thuật sau: ( bảng phụ) a. Rắn là một loài bò sát không chân. b. Một người vừa cởi áo mưa vừa làm quen với chúng tôi. c. Chúng ta phải thấm nhuần đạo lí Uống nước nhớ nguồn. d. Buổi chia ta cuối năm học cứ bâng khuâng một nỗi buồn. II/ Bài 1: Nhận biết kiểu câu và xác định chức năng của câu? Gọi 2 hs lên bảng làm. Bài 2: Thảo luận theo bàn. Bài 3: gọi 4 hs đứng tại chỗ. Bài 5: Gọi 5 hs trung bình đứng tại chỗ đặt câu. I/ 1.Chỉ có câu đầu VD d: Oâi Tào Khê! Là có đặc điểm câu cảm thán. Các câu còn lại là câu trần thuật. 2a.Câu 1.2: trình bày suy nghĩ của người viết; câu 3 nhắc nhở trách nhiệm của những người đang sống hôm nay. b. Câu 1 kể và tả; câu 2 thông báo. c. Miêu tả ngoại hình. d. Câu 2 nhận định đánh giá; câu 3 biểu cảm. 3. Câu trần thuật dùng nhiều nhất vì nó có thể thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của con người trong giao tiếp hàng ngày. Ngoài chức năng chính là thông tin- thông báo, nó còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm. 4. 1 hs đọc to ghi nhớ sgk. 5. Thông tin khoa học. Thông tin miêu tả. Yêu cầu. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. II/ Bài 1: Đoạn a: kể cảm xúc. Tình cảm, cảm xúc. Đoanï b. kể cảm xúc. Tình cảm, cảm xúc. Tình cảm, cảm xúc. I/ Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. *Ví dụ: sgk. Các câu trần thuật: à Chức năng thông tin, thông báo, yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc. à ghi nhớ: sgk II/ Luyện tập. Bài 2: Nguyên tác và dịch nghĩa là câu nghi vấn; bản dịch thơ là câu trần thuật. à Kiểu câu khác nhau nhưng ý nghĩa giống nhau: Cảnh đẹp đêm trăng gây cảm xúc mạnh cho con người. Bài 3: Cầu khiến- ra lệnh. Nghi vấn đề nhị nhẹ nhàng. Trần thuật, đề nghị nhẹ nhàng. à giống nhau ở chức năng. Bài 5: Đặt câu. Hs tự làm. * Dặn dò: Hocï ghi nhớ và làm nốt các bài tập trong sgk Soạn bài: Chiếu rời đô: giáo viên hướng dẫn. Sưu tầm tranh ảnh về chùa Bút Tháp, tượng Lí Công Uẩn. Theo suy luận của tác giả, việc rời đô của các nhà Thương , nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả? Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước? Trình tự lập luận của tác giả? Vì sao nói Chiếu rời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? Tại sao khi kết thúc bài, Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: Các khanh nghĩ thế nào? Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?

File đính kèm:

  • docTIET 89.doc
Giáo án liên quan