Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm

1. Kiến thức:

- Hiểu các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.

- Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật , con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiên đối tượng miêu tả.

2. Rèn kĩ năng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 6 - Tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết: 23 Ngày soạn: 12/10/2005 Ngày dạy: 14/10/2005 ĐẶC ĐIỂM CỦÛA VĂN BIỂU CẢM. A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Hiểu các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm. Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật , con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiêïn đối tượng miêu tả. Rèn kĩ năng: Tư tưởng, tình cảm B/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ chép sẵn bố cục của bài văn : Tấm gương. Dự kiến các câu hỏi tích hợp với kiến thức cũ về văn miêu tả, tự sự. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có những đặc điểm chung gì? Bài mới. */ Giới thiệu bài: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản biểu cảm biết được những nét chung nhất về đặc điểm của thể loại này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn nữa các đặc điểm của văn bản biểu cảm với mục đích là giúp chúng ta phân biệt với các loại văn bản đã học, tránh sự nhầm lẫn để làm bài cho chính xác. */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài. Cho học sinh đọc bài “ tấm gương” Hỏi: Mục đích của tác giả có phải là để miêu tả tấm gương không hay chỉ là mượn tấm gương để biểu đạt tình cảm của mình ? Nếu như vậy thì đó là tình cảm gì? TL: Mục đích của tác giả không phải là để miêu tả tấm gương mà nhằm ca ngợi đức tính trung thực, phê phán thói xu nịnh, dối trá. Hỏi: Để biểu đạt được tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào? TL: TG đã mượn tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh, nó không vì chiều lòng ai mà thay đổi hình ảnh thực. Bài văn đã đem tấm gương ví với người bạn trung để ca ngợi phẩm chất trung thực đã khiến cho việc biểu đạt tình cảm được rõ ràng, dễ hiểu, sâu sắc. Hỏi: Hãy nêu bố cục của bài văn?Nhận xét xem những ý của thân bài liên quan như thế nào đến tới chủ đề bài văn? TL: Bài văn có bố cục 3 phần như sau -MB : Nêu thẳng phẩm chất của tấm gương : “.....là người bạn chân thật......” - TB : +Nhấn mạnh đức tính trung thực của tấm gương. + Những kẻ soi gương trong đời, những người trong sử sách xưa... + Tâm hồn đẹp hơn gương mặt đẹp. - KB : Khẳng định lại các đức tính tốt đẹp của tấm gương. GV giảng thêm: Các ý của thân bài đều gắn chặt với chủ đề bài văn : con người cần có lòng trung thực . Hỏi: Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị bài văn ? TL: Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài rõ ràng, chân thực . hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi tạo nên giá trị biểu cảm cho bài văn. Học sinh đọc đoạn văn thứ hai Hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình ? TL: Đoạn văn thể hiện tình cảm thương nhớ, nỗi cô đơn, xót xa, tủi nhục của đứa con xa mẹ. Tình cảm này được biểu hiện trực tiếp qua tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm. Hỏi: Như vậy qua hai đoạn văn em thấy người viết thường biểu đạt tình cảm của mình bằng cách nào ? Bố cục của bài viết ra sao? Tình cảm biểu hiện trong bài phải như thế nào? àGhi nhớ SGK I/ TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM 1/ Tìm hiểu các bài văn. Bài văn thứ nhất : - Nhằm ca ngợi đức tính trung thực, phê phán thói xu nịnh, dối trá. Tình cảm này được biểu đạt thông qua hình ảnh của cái gương - Bài văn có bố cục 3 phần. - Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài rõ ràng, chân thực . Bài văn thứ hai: Thể hiện tình cảm thương nhớ, nỗi cô đơn, xót xa, tủi nhục của đứa con xa mẹ. Tình cảm này được biểu hiện trực tiếp qua tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm. àGhi nhớ SGK Hoạt động 3: Luyện tập a/ Bài văn thể hiện tình cảm lưu luyến trường, bạn của tuổi học trò - Tác giả dùng hoa phượng để để thể hiện tình cảm lưu luyến đó. - Hoa phượng được gọi làhoa học trò là vì hoa phượng gắn bó với sân trường, vơí học trò, nó còn nở rộ vào mùa hè vì thế nó được coi là biểu tượng của sự chia ly. b/ Mạch ý của bài văn chính là sắc đỏ của hoa phượng cháy lên trong nỗi buồn nhớ của tuổi học trò lúc chia tay. c/ Bài văn vừa biểu cảm trực tiếp vừa biểu cảm gián tiếp.tạo sức truyền cảm mạnh mẽ. Nghe bạn trả lời - Tự ghi vào vở D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Nhắc lại nội dung bài học. Học bài, chuẩn bị bài sau :Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.

File đính kèm:

  • doctiet 23.doc
Giáo án liên quan