Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 5 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

1. Kiến thức:

- Hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.

- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.

- Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để tập viết kiểu văn bản này.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 5 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Tiết: 20 Ngày soạn: 03/10/2005 Ngày dạy: 06/10/2005 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM. A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản. Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để tập viết kiểu văn bản này. Rèn kĩ năng: Các câu hỏi tích hợp với phần ca dao hoặc các văn bản biểu cảm khác đã học. Tư tưởng, tình cảm B/ CHUẨN BỊ: Các câu hỏi tích hợp với phần ca dao hoặc các văn bản biểu cảm khác đã học. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Kiểm tra phần sửa chữa bài văn số 1 ở nhà. Bài mới. */ Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học thể loại văn tự sự, văn miêu tả ở lớp 6 trong chương trình tập làm văn lớp 7 này chúng ta sẽ được làm quen với một thể loại mới nữa đó là văn biểu cảm. */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài. Hỏi : Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm? ( Giải thích cho HS hiểu nghĩa của từ biểu cảm - rung động được thể hiện ra bên ngoài bằng lời văn, lời thơ.). Người ta có thể biểu cảm bằng phương tiện nào? TL: Con người có nhu cầu biểu cảm khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa trong lòng muốn được biểu lộ ra bên ngoài cho người khác cảm nhận được . Hỏi: Có nhiều cách để biểu cảm VD: Ca hát, nhảy múa, chơi đànhoặc sáng tác văn thơ GV : Các bài văn, bài thơ sáng tác ra để bày tỏ tình cảm, cảm xúc hoặc đánh giá của con người về thế giới xung quanh thì gọi là văn biểu cảm. Văn bản biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người. Hỏi: Hai đoạn văn biểu đạt nội dung gì ? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả? TL: Đoạn 1 là nỗi nhớ thương da diết đối với một người bạn đã chuyển trường đến học ở nơi khác. Đoạn 2 là cảm xúc của một người chiến sỹ khi nghe tiếng hát dân ca. - Nội dung của cả hai đoạn không kể hoặc tả một cái gì hoàn chỉnh mà chỉ thiên về bộc lộ cảm xúc - Đó chính là điểm khác với văn bản tự sự và miêu tả. Hỏi: Hãy cho biết hai đoạn văn bộc lộ tình cảm gì? Theo em đó là những tình cảm như thế nào? TL: Đoạn 1 là tình bạn chân thành, tha thiết . Đoạn 2 là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng Hỏi: Phương thức biểu đạt ở hai đoạn văn trên có giống nhau không? Gồm những cách biểu đạt nào? TL: PTBĐ không giống nhau đoạn 1 là biểu cảm trực tiếp. Người viết nói thẳng ra tình cảm của mình. Đoạn 2 biểu cảm gián tiếp thông qua biện pháp miêu tả để thể hiện tình cảm, cảm xúc. GV : Có hai cách biểu cảm : biểu cảm trực tiếp thường gặp trong thư từ , nhật ký, văn chính luận. Biểu cảm gián tiếp thường gặp trong các tác phẩm văn học trữ tình. àghi nhớ SGK II / LUYỆN TẬP Bài 1 Đoạn a : Chỉ kể và tả thuần tuý về hoa hải đường dưới góc độ khoa học nên không có sắc thái biểu cảm. Đoạn b: Thông qua kể và tả I/ NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM. 1/ Nhu cầu biểu cảm của con người. Con người có nhu cầu biểu cảm khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa trong lòng muốn được biểu lộ ra bên ngoài cho người khác cảm nhận được . Văn bản biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người. 2/ Đặc điểm chung của văn biểu cảm. - Chỉ thiên về bộc lộ cảm xúc - Thể hiện những tình cảm đẹp, thấm thuần tư tưởng nhân văn. - Có hai loại biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. àGhi Nhớ : SGK D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Tự học 2 văn bản: chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và Côn Sơn Ca Phân tích và phát vẻ đẹp của hai bài thơ

File đính kèm:

  • docTIET 20.doc
Giáo án liên quan