Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 22 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu

1. Kiến thức:

Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.

2. Rèn kĩ năng:

Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 22 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Tiết: 86 Ngày soạn: 16/02/2006 Ngày dạy: 21/02/2006 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu. Rèn kĩ năng: Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học Tư tưởng, tình cảm B/ CHUẨN BỊ: C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Thế nào là câu đặc biệt ? Câu đặc biệt thường dùng để làm gì? Cho ví dụ. Bài mới. */ Giới thiệu bài: Chúng ta đã học về trạng ngữ ở tiểu học, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn lại những kiến thức đã học đồng thời biết thêm việc thêm trãng ngữ cho câu chính là góp phần mở rộng câu. */ Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Giáo viên: Ghi bảng tên bài Yêu cầu Học sinh tìm trang ngữ trong các câu. Học sinh trả lời :Các TN là : Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, đời đời, kiếp kiếp ,từ nghìn đời nay. Giáo viên hỏi : Tìm nội dung mà TN bổ xung cho câu ? Học sinh trả lời: Các TN trên bổ sung cho câu những thông tin về thời gian, địa điểm. Giáo viên hỏi :Có thể chuyển các TN này sang những vị trí nào trong câu ? Học sinh trả lời: Có thể chuyển các TN này sang các vị trí khác nhau như đầu câu - giữa câu – cuối câu. (Đọc các câu văn sau khi đã chuyển vị trí) Giáo viên treo bảng phụ các bài tập nhanh yêu cầu Học sinh làm để củng cố kiến thức: Trạng ngữ của câu này nên để ở vị trí nào? Một vài lần, tôi đề nghị nó đọc to từ này. Học sinh suy nghĩ trả lời: Để nguyên là hợp lý nhất vì nó phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Không thể để cuối vì sẽ gây hiểu lầm. Giáo viên nhắc nhở Học sinh chú ý vị trí của TN khi viếtvăn Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại những hiêu biết của mình về TN và cho Học sinh đọc ghi nhớ sgk Học sinh đọc ghi nhớ 2 – 3 em. * Chuyển sang phần luyện tập Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài tập 1 -2 vào vở bài tập. Dành khoảnh 5 – 7 phút cho Học sinh làm bài rồi gọi Học sinh đứng tại chỗ trả lời (Gọi Học sinh yếu trước Học sinh khá giỏi bổ xung sau) Học sinh trả lời bài tập Giáo viên nhận xét rồi ghi bảng Giáo viên yêu cầu Học sinh tìm thêm một số TN khác mà em biết Học sinh tìm và nêu. Các Học sinh khác nhận xét. TIẾT : 86 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. Đặc điểm của trạng ngữ Ví dụ : Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Namdựng nhà, dựng cửa vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỷ văn minh , khai hoá của bọn thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. * Các TN trên bổ sung cho câu những thông tin về thời gian, địa điểm. * Có thể chuyển các TN này sang các vị trí khác nhau như đầu câu - giữa câu – cuối câu. Ghi nhớ (SGK) II. LUYỆN TẬP Bài 1 Câu có cụm từ mùa xuân làm TN là câu b. Câu a cụm từ mùa xuân làm CN-VN Câu c cụm từ mùa xuân làm phụ ngữ trong cụm động từ. Câu d là câu đặc biệt. Bài 2 Câu a TN là : Như báo trước một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Khi đi qua những cánh đồng còn xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. Trong cái vỏ xanh kia Dưới ánh nắng Câu b TN là : Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta đã nói trên đây. D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Nhắc lại nội dung bài. Bài tập số 3 . Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.

File đính kèm:

  • doctiet 86.doc