Bài giảng Lỗ Tấn

l Tiểu thuyết: Gào thét, Bàng hoàng, Cố sự tân biên

l Văn hồi ức: Triêu hoa tịch thập (Nhặt cánh hoa tàn)

l Thơ văn xuôi: Dã thảo (Cỏ nội)

l Thơ cổ và thơ mới: Tập ngoại tập

l Kịch: rải rác trong Dã thảo và Cố sự tân biên

l Khảo cứu: Trung Quốc tiểu thuyết sử lược

l Tạp văn

 

ppt55 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lỗ Tấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lỗ tấn (1881 – 1936) tài liệu tham kháo Giáo trình: Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc (tập 1). NXB GD, 1999. (Lỗ Tấn- thượng và Lỗ Tấn- hạ). Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2). NXB ĐH SP, 2002. Nguyễn Khắc Phi, Trần Lê Bảo, Lưu Đức Trung. Tác phẩm của Lỗ Tấn: Hợp tuyển văn học châu á (tập 1: Văn học Trung Quốc). NXB ĐH QG, H, 1999. Lỗ Tấn – thân thế, sự nghiệp, những sáng tác tiêu biểu. NXB VHTT, 2002. Trần Lê Bảo biên soạn và tuyển chọn. Lỗ Tấn – truyện ngắn. NXB VHTT, 2001. Trương Chính dịch và giới thiệu. Lỗ Tấn – Tạp văn. NXB GD, 1998. Trương Chính dịch và giới thiệu. Thơ Lỗ Tấn. NXB Lao động, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002. Phan Văn Các dịch và chú giải. Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, NXB ĐH QG, Hà Nội, 2002. Lỗ Tấn. Lương Duy Tâm, Lương Duy Thứ dịch và hiệu đính. Sự nghiệp Tiểu thuyết: Gào thét, Bàng hoàng, Cố sự tân biên Văn hồi ức: Triêu hoa tịch thập (Nhặt cánh hoa tàn) Thơ văn xuôi: Dã thảo (Cỏ nội) Thơ cổ và thơ mới: Tập ngoại tập Kịch: rải rác trong Dã thảo và Cố sự tân biên Khảo cứu: Trung Quốc tiểu thuyết sử lược Tạp văn giới thiệu chung về lỗ tấn I. Hoàn cảnh xã hội và văn học Trung Quốc đương thời Thời gian từ 1840 (chiến tranh thuốc phiện) đến 1919 (phong trào Ngũ Tứ) gắn với giai đoạn văn học cận đại. Vấn đề cải cách văn học và sự đóng góp của một số nhà cải cách như Hoàng Tôn Hiến, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu... I. Hoàn cảnh xã hội và văn học Trung Quốc đương thời Thời gian từ 1919 (phong trào Ngũ Tứ) đến 1949 (nước CHND Trung Hoa ra đời) gắn với giai đoạn văn học hiện đại. Sự ra đời của các tổ chức văn học cách mạng, sự phát triển của các thể loại mới (thơ, kịch, tiểu thuyết) và sự xuất hiện của các nhà văn tiêu biểu (Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược –Nữ thần, Tào Ngu –Lôi Vũ). II. Lỗ Tấn – cuộc đời và tư tưởng Thời thơ ấu và những dấu ấn không thể phai mờ “Tìm con đường khác, đi xứ khác, tìm những con người khác” Trở về quê hương chiến đấu và sáng tác Những năm tháng “làm gấp một ít công việc dù có phải sống bớt đi ít năm” 1. Thời thơ ấu và những dấu ấn không thể phai mờ... Lỗ Tấn sinh trưởng trong một gia đình sĩ đại phu phong kiến họ Chu : tên thật của ông là Chu Thụ Nhân Ngay từ thuở nhỏ, Lỗ Tấn đã được học hành liên tục và đầy đủ Lỗ Tấn tỏ ra là một học trò không chỉ hiếu học mà còn thông minh, có đầu óc độc lập 1. Thời thơ ấu và những dấu ấn không thể phai mờ... Sự sa sút của gia đình năm Lỗ Tấn 13 tuổi đã để lại những dấu ấn đậm nét trong quãng đời thơ ấu của ông. Tựa Gào thét: “có ai từ con một gia đình khá giả rơi vào cảnh khốn khó không, tôi cho rằng qua cái cầu ấy đại khái có thể thấy được bộ mặt thật của người đời”. 1. Thời thơ ấu và những dấu ấn không thể phai mờ... Thời thơ ấu, Lỗ Tấn còn học được nhiều điều vô cùng quý giá từ những sự giáo dục bên ngoài trường học và kinh sách Bà nội U già Mẹ Thôn An Kiều 2.“Tìm con đường khác, đi xứ khác, tìm những con người khác” Năm 1898, mười bảy tuổi, do những biến cố lớn trong lịch sử cũng như trong hoàn cảnh riêng, Lỗ Tấn rời quê hương lên Nam Kinh học ở Giang Nam thuỷ sư học đường – một trường học Tây. Năm 1899, Lỗ Tấn thi vào Khoáng Lộ học đường – một trường học có ông hiệu trưởng là người có tư tưởng duy tân. Thiên diễn luận - Thomas Henry Huxley Evolution and Ethics Tiến hoá và đạo đức học “sinh mệnh lớp sau bao giờ cũng có ý nghĩa hơn, hoàn thiện hơn lớp trước, tương lai sẽ sáng sủa hơn hiện tại, lực lượng mới sẽ thay thế lực lượng cũ”. 2.“Tìm con đường khác, đi xứ khác, tìm những con người khác” Năm 1902, 20 tuổi, vì thi đỗ xuất sắc, Lỗ Tấn được cử sang Nhật Bản du học. Mới sang Nhật, Lỗ Tấn vào trường dự bị Tokyo để học tiếng. Sau khi học tiếng, Lỗ Tấn vào học trường y ở Tiên Đài (Senday) – một thị trấn nhỏ của Nhật Bản. Lu Xun in Tokyo, 1904, after cutting off his queue Lu Xun's Sendai residence 2.“Tìm con đường khác, đi xứ khác, tìm những con người khác” Năm 1906, sau 2 năm học y, Lỗ Tấn đột ngột rời khỏi trường để chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn khác: văn nghệ. “Một quốc dân ngu muội và đớn hèn, thì cho dù cơ thể có to lớn đến mấy, khoẻ mạnh đến mấy, cũng chỉ có thể làm một vật thị chúng, và những kẻ đi xem thị chúng hoàn toàn vô nghĩa mà thôi” ...“theo tôi hồi đó muốn biến đổi tinh thần họ không gì bằng dùng văn nghệ. Thế là tôi định đề xướng phong trào văn nghệ” (Tựa viết lấy). Lu Xun in Tokyo, 1909 3. Trở về quê hương chiến đấu và sáng tác Tháng 8. 1909, 29 tuổi, Lỗ Tấn trở về quê hương. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không đi được đến tận cùng và không thay đổi được xã hội “Tôi cảm thấy hình như đã lâu rồi không còn có cái tên gọi là Trung Hoa dân quốc nữa”, “... tôi cảm thấy cái gì cũng phải bắt đầu làm lại”. 3. Trở về quê hương chiến đấu và sáng tác Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ và có ảnh hưởng lớn đến toàn thế giới. Tại Trung Quốc, ngày 4 tháng 5 năm 1919 phong trào Ngũ Tứ ra đời (tham khảo chương I: “Cách mạng văn học Ngũ Tứ và sự phát triển của nó”, Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc tập I). Lỗ Tấn là “một nhà văn đấu tranh triệt để nhất, ảnh hưởng rộng lớn nhất trong phong trào Ngũ Tứ”. 3. Trở về quê hương chiến đấu và sáng tác Từ 1918, ông cùng Lý Đại Chiêu tham gia biên tập tạp chí Tân thanh niên. Tân thanh niên được coi là một trận địa văn hoá của phong trào Ngũ Tứ, chống phong kiến, ủng hộ khoa học và dân chủ chính trị, đề xướng “cách mạng văn học”, chủ trương không dùng văn ngôn mà dùng bạch thoại trong sáng tác. 3. Trở về quê hương chiến đấu và sáng tác Cũng từ 1918 đến 1921, Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều truyện ngắn như Nhật kí người điên, Khổng ất Kỷ, Thuốc, AQ chính truyện... và nhiều tạp văn thấm đẫm hơi thở của thời đại. Vì vậy, có ý kiến lấy năm 1918 là một mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến trong sự nghiệp sáng tác cuả Lỗ Tấn. 3. Trở về quê hương chiến đấu và sáng tác Năm 1922, tạp chí Tân thanh niên đình bản. Phong trào cách mạng văn hoá cũng xuống dốc, mặt trận chiến đấu thống nhất bị chia rẽ Cũng trong thời gian này, Lỗ Tấn tiếp xúc nhiều hơn với chủ nghĩa Mác và quan điểm mác xít trong văn nghệ và những tác phẩm văn học Nga Xô viết. 3. Trở về quê hương chiến đấu và sáng tác Năm 1925, tại trường nữ Sư phạm Bắc Kinh nổ ra cao trào đấu tranh chính trị chống chính phủ Đoàn Kỳ Thuỵ. Ngày 18 tháng 3 năm 1926, cuộc đấu tranh bị đàn áp dã man, hơn bốn mươi thanh niên bị giết hại, trong đó có những nữ sinh ưu tú như Lưu Hoà Trân, Dương Đức Quần. Hứa Quảng Bình 3. Trở về quê hương chiến đấu và sáng tác Sau những biến cố năm 1925, 1926, Lỗ Tấn về Phúc Kiến dạy ở khoa Văn Trường Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, ông lại đến Quảng Châu vừa làm Trưởng khoa Văn kiêm trưởng phòng giáo vụ Trường Đại học Tôn Trung Sơn vừa tràn đầy hi vọng góp sức vào cuộc đấu tranh chính trị bằng những sáng tác của mình. 4. Những năm tháng “làm gấp một ít công việc dù có phải sống bớt đi ít năm” Tháng 4. 1927, Tưởng Giới Thạch phản bội chính sách “Quốc Cộng hợp tác”. Tại Quảng Châu diễn ra cuộc khủng bố trắng, nhiều sinh viên bị bắt. Những sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tư tưởng và sáng tác của Lỗ Tấn, bước ngoặt vẫn được người ta gọi là “từ tiến hoá luận chuyển sang giai cấp luận”. Lu Xun with Xu Guangping in Guangzhou, September 11, 1927 “mọi mơ ước của tôi tan vỡ” “tôi thường lạc quan cho rằng áp bức giết hại thanh niên có lẽ là người già” “cũng là thanh niên mà chia thành hai mặt trận, có kẻ gửi thư cáo giác, có kẻ tiếp tay cho bọn quan lại bắt người” “Giết hại thanh niên lại hình như cũng là thanh niên. Mà đối với tính mạng và tuổi trẻ không thể nào lấy lại được của người khác, họ lại càng không một chút thương tiếc”. 4. Những năm tháng “làm gấp một ít công việc dù có phải sống bớt đi ít năm” Cuối năm 1927, Lỗ Tấn từ bỏ mọi chức vụ và công việc ở Quảng Châu, cùng Hứa Quảng Bình về Thượng Hải tổ chức lễ cưới. 4. Những năm tháng “làm gấp một ít công việc dù có phải sống bớt đi ít năm” Ông giảng dạy ở các trường đại học theo đề nghị của sinh viên Thượng Hải. Ông làm chủ biên và hợp tác giúp đỡ ra các báo, tạp chí. Ông tham gia tích cực vào các cuộc bút chiến, tranh luận về văn nghệ cách mạng. Ông dịch và giới thiệu lí luận văn nghệ mác xít, nền văn học Nga Xô viết, văn học Phương Tây... 4. Những năm tháng “làm gấp một ít công việc dù có phải sống bớt đi ít năm” Ngày 2.3.1930, Liên minh các nhà văn cánh tả Trung Quốc (thường gọi tắt là Tả liên) được thành lập. Lỗ Tấn là một trong những người khởi xướng và lãnh đạo Tả liên. Bên cạnh hoạt động của Tả liên, Lỗ Tấn còn tham gia vào các hoạt động xã hội khác. Lu Xun and his son, 9.1930 Lu Xun’ s family, 1933 4. Những năm tháng “làm gấp một ít công việc dù có phải sống bớt đi ít năm” Ông dồn sức vào viết thể loại tạp văn – thể loại lúc bấy giờ theo ông là hiệu quả nhất, kịp thời nhất đối với “cuộc đấu tranh cho hiện tại Sống ở Thượng Hải tổng cộng 9 năm, Lỗ Tấn đã làm việc với một tinh thần đúng như cuối đời ông đã nói “Làm gấp một ít công việc dù có phải sống bớt đi ít năm, còn hơn không làm gì mà sống được thêm mấy tuổi”. LuXun in Shang Hai, 1935 The group photo of Lu Xun and Shanghai young men in 1930s. Không được tống táng mà nhận của ai một đồng xu trừ bạn cũ không kể. Khâm liệm nhanh, chôn cất thế là xong Không nên làm bất cứ việc gì để kỉ niệm. Quên tôi đi, lo lắng đời sống của mình – nếu không thì là ngốc. Con lớn lên, nếu không có tài thì tìm việc gì mà sinh sống, nhất thiết đừng làm một nhà văn hay một nhà mỹ thuật đầu óc rỗng tuếch. Người khác cho vật gì chớ tưởng là thật tình. Những kẻ làm hại người khác mà lại phản đối trả thù, chủ trương khoan dung, thì nhất thiết chớ gần. Ngày 19.10.1936, Lỗ Tấn qua đời ở tuổi 56. Hơn 6000 người, hầu hết là thanh niên đã đến dự đám tang Lỗ Tấn. Quan tài ông được phủ lá cờ đỏ với những chữ vàng “linh hồn dân tộc”. Luxun's funeral, 10.1936 Lu Xun in Stamps

File đính kèm:

  • pptBai giang Lo Tan.ppt