Bài giảng Hình học 6 - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng

- Hình vẽ có hai đường thẳng a và b cùng đi qua điểm A.

- Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a.

Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a ? ba điểm M, N, A thẳng hàng.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình học 6 - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS ĐỨC TRÍ – Quận 1 Nhóm giáo viên Toán biên soạn & giới thiệu TOÁN 6 KIỂM TRA BÀI CŨ 2)Vẽ đường thẳng a, điểm A sao cho M  a; A b ; A  a 3)Vẽ điểm N  a và N  b 1) Vẽ điểm M, đường thẳng b sao cho M  b KIỂM TRA BÀI CŨ Nhận xét: - Hình vẽ có hai đường thẳng a và b cùng đi qua điểm A. - Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a. Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a  ba điểm M, N, A thẳng hàng.  Tiết 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG I. Thế nào là 3 điểm thẳng hàng. Khi nào ta có thể nói ba điểm A, B, C thẳng hàng? Ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng. Khi nào ta có thể nói ba điểm A, B, C không thẳng hàng? Ba điểm A, B, C không cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng không thẳng hàng. Để vẽ ba điểm thẳng hàng, ta nên làm như thế nào? Vẽ ba điểm thẳng hàng: vẽ đường thẳng rồi lấy 3 điểm  đường thẳng đó. Để vẽ ba điểm không thẳng hàng, ta nên làm như thế nào? Vẽ 3 điểm không thẳng hàng: vẽ đường thẳng trước; rồi lấy 2 điểm  đường thẳng; 1 điểm  đường thẳng đó. Để nhận biết 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm thế nào? Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc đường thẳng không? Vì sao? Bài tập 8, 9 trang 106 - bài 10 a, c trang 106 Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc đường thẳng vì có vô số điểm thuộc đường thẳng. Có thể xảy ra nhiều điểm không cùng thuộc đường thẳng không? Vì sao? Có thể xảy ra nhiều điểm không thuộc đường thẳng vì có vô số điểm không thuộc đường thẳng. II. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng Từ trái sang phải vị trí các điểm như thế nào đối với nhau? - Điểm B nằm giữa hai điểm A; C. - Điểm A ; C nằm khác phía đối với điểm B. - Điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A. - Điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C. Trên hình có mấy điểm đã được biểu diễn? Có bao nhiêu điểm nằm giữa 2 điểm A; C? Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại? Nhận xét SGK trang 106 Trên hình có 3 điểm đã được biểu diễn và chỉ có một điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Nếu nói rằng: Điểm E nằm giữa hai điểm M, N thì 3 điểm có thẳng hàng không? Chú ý: Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì 3 điểm ấy thẳng hàng. Không có khái niệm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng. BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài tập 11, 12 trang 107 Bài tập bổ sung: Trong các hình vẽ sau, hãy chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại. CỦNG CỐ 1)Vẽ ba điểm thẳng hàng E, F, K (E nằm giữa F và K) 2)Vẽ hai điểm M, N thẳng hàng với E. 3) Chỉ ra điểm nằm giữa 2 điểm còn lại. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ôn lại những kiến thức quan trọng. Bài tập 13, 14 SGK. Bài tập 6,7,8,9,10 Sách BT. Chúc các em học tốt.

File đính kèm:

  • pptTIET2 BA DIEM THANG HANG.ppt
Giáo án liên quan