Bài giảng Hình học 6 - Phạm Văn Bảy - Tiết 9, bài 8: Khi nào thì AM+MB=AB

• Mục tiêu:

* Kiến thức cơ bản:

- Hiểu được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

- Nhận biết được 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác.

* Tư duy :

Bước đầu tập trung suy luận dạng “ Nếu có a + b = c và biết 2 trong 3 số a,b,c thì suy ra số thứ ba”

* Thái độ :

Cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng và khi cộng các đoạn thẳng.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình học 6 - Phạm Văn Bảy - Tiết 9, bài 8: Khi nào thì AM+MB=AB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn: Phạm Văn Bảy Biên soạn: Phạm Văn Bảy Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB Mục tiêu: * Kiến thức cơ bản: Hiểu được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Nhận biết được 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác. * Tư duy :  Bước đầu tập trung suy luận dạng “ Nếu có a + b = c và biết 2 trong 3 số a,b,c thì suy ra số thứ ba” * Thái độ :  Cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng và khi cộng các đoạn thẳng. Kiểm tra bài cũ Hãy vẽ tia Ax A. x Trên tia Ax lấy điểm B, C .B .C Hãy nhận xét về vị trí của điểm B so với 2 điểm A,C Điểm B nằm giữa 2 điểm A và C Trên tia Ax có những đoạn thẳng nào? Trên tia Ax có các đoạn thẳng: AB, AC, BC Hãy đo độ dài các đoạn thẳng AB,AC,BC. AB = 2 cm BC = 3cm AC = 5 cm Đặt vấn đề vào bài mới Qua bài tập trên có nhận xét gì về vị trí của điểm B so với điểm A,C. Có kết luận gì về độ dài đoạn thẳng AC so với tổng 2 đoạn thẳng AB, BC? Muốn rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài học: Tiết 9-Bài 8 : Khi nào thì Am + mb = ab? Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB? GV yêu cầu 1 HS đọc ?1 và cho biết ?1 cho biết gì và yêu cầu tìm yếu tố nào? Đo độ dài các đoạn thẳng: AM, MB, AB trên hình vẽ. So sánh độ dài AM + MB với độ dài đoạn thẳng AB A M B AM = 2 cm MB = 5 cm AM + MB = 2 + 5 = 7 cm AB = 7 cm Vậy : AM + MB = AB = 7 cm Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB? Qua bài toán trên hãy cho biết nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A,B thì ta có thể kết luận gì về độ dài đoạn thẳng AM + MB với độ dài đoạn thẳng AB? Nếu M nằm giữa A,B ta có: AM + MB = AB GV yêu cầu HS làm bài tập sau:Cho điểm A,M,B nằm trên 1 đường thẳng. Cho AM = 3 cm. MB = 2cm. AB = 5cm. Hãy tính: AM + MB và so sánh với độ dài đoạn thẳng AB? AM + MB = 3 cm + 2 cm = 5cm Vậy AM + MB = AB = 5 cm Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB? Nếu ta có 3 điểm A,B,M cùng nằm trên 1 đường thẳng và : AM + MB = AB thì có thể kết luận gì về điểm M so với 2 điểm A và điểm B? Nếu AM + MB = AB thì M nằm giữa 2 điểm A và điểm B Qua 2 bài toán trên có thể rút ra được những kết luận gì? Nếu M nằm giữa A,B ta có: AM + MB = AB. Nguợc lại : Nếu AM + MB = AB thì M nằm giữa 2 điểm A và điểm B GV chốt lại vấn đề bằng cách cho HS đọc lại nhận xét trong SGK. Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB? GV yêu cầu HS vận dụng kết luận trên để làm bài tập sau: Cho M là điểm nằm giữa Avà B. Biết AM = 5 cm , AB = 8 cm. Tính MB = ? Nếu M nằm giữa A và B thì theo kết luận trên ta có điều gì? Nếu M nằm giữa A,B ta có: AM + MB = AB. Nguợc lại : Nếu AM + MB = AB thì M nằm giữa 2 điểm A và điểm B Nếu M nằm giữa A,B ta có: AM + MB = AB Trong biểu thức trên ta đã biết độ dài những đoạn thẳng nào? 5 + MB = 8 Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB? Để tìm số hạng chưa biết của tổng ta làm như thế nào? MB = 8 – 5 = 3 cm Trong bài toán trên nếu ta cho MB = 5cm, AB = 12cm. Hãy nêu cách tính độ dài đoạn thẳng AM? HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. Qua 2 bài tập trên hãy cho biết để tìm được AM hoặc MB hoặc AB trong biểu thức AM + MB = AB ta cần biết mấy yếu tố? Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB Trong tay một HS lớp 6 có các loại thước sau: thước thẳng có độ dài 1m, thước kẻ có độ dài 30cm, thước cuộn có độ dài 30m. Để đo chiều dài sân trường, theo em lên khuyên bạn HS dùng loại thước nào để đo? Tại sao? HS thảo luận để đưa ra lời khuyên hợp lý nhất của nhóm mình. 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. 1m Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu cách sử dụng 1 số dụng cụ thường dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất là thước cuộn và thước chữ A Bài tập vận dụng Cho 3 điểm V,A,T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại nếu:TV + VA = TA ? A. Điểm A nằm giữa hai điểm T và V B. Điểm V nằm giữa hai điểm T và A C. Điểm T nằm giữa hai điểm V và A . Trên một đường thẳng có 3 điểm A,B,C. Biết CB = 1cm, AB = 2cm, AC = 3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa điểm nào? A. Điểm B nằm giữa hai điểm A và C B. Điểm A nằm giữa hai điểm B và C C. Điểm C nằm giữa hai điểm B và A Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB Củng cố bài học Nếu M nằm giữa A,B ta có: AM + MB = AB. Nguợc lại : Nếu AM + MB = AB thì M nằm giữa 2 điểm A và điểm B Hướng dẫn học ở nhà Học thuộc kết luận trong SGK Làm các bài tập 47,48,49 (SGK 121) Giờ sau chuẩn bị thước thẳng và com pa và đọc trước bài 9. Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB Cám ơn quý thầy cô Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi bài giảng, mọi ý kiến góp ý quý thầy cô có thể gửi qua địa chỉ blog cá nhân: phambayss.violet.vn

File đính kèm:

  • pptKhi nao AM MB AB(3).ppt