Bài giảng Hình học 6 - Bùi Đức Thụ - Tiết 5: Tia

- Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O

Chú ý: Khi đọc tên một tia ta đọc gốc tia trước

ppt16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình học 6 - Bùi Đức Thụ - Tiết 5: Tia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH HỌC 6 Tiết 5: TIA Tiết 5: Tia x O y 1. Tia: - Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O * ĐN (SGK/111) * Chú ý: Khi đọc tên một tia ta đọc gốc tia trước. Tiết 5: Tia 1. Tia: Tia Oy - Nhìn tia Oy, em có nhận xét gì về sự giới hạn hai đầu của nó ? - Tia này có gốc là điểm nào? Cách vẽ: - Vẽ gốc trước. - Từ điểm này vẽ một phần đường thẳng về một phía. * Ví dụ: Vẽ tia Ax. A x Đọc tên các tia trên hình: O x y z Tia Ox Tia Oz Tia Oy Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của hai tia Ox và Oz với hai tia Oy và Oz ? Giống nhau Khác nhau - Có chung điểm O Hai tia Ox và Oz không tạo thành đường thẳng - Hai tia Ox và Oy tạo thành 1 đường thẳng Hai tia có chung một gốc và tạo thành một đường thẳng thì hai tia đó gọi là hai tia đối nhau. 2. Hai tia đối nhau. m n B Hai tia Bn và Bm là hai tia đối nhau. - Hai tia đối nhau thì phải thoả mãn điều kiện gì ? Hai tia đối nhau phải thoả mãn hai điều kiện: Chung gốc Hai tia tạo thành một đường thẳng . 2. Hai tia đối nhau: x -Hai tia Cx và tia Cy có đối nhau không? Hai tia Cx và tia Cy không đối nhau . C y 2. Hai tia đối nhau: x -Hai tia Bx và tia By có đối nhau không? Hai tia Bx và tia By đối nhau . y B 2. Hai tia đối nhau: x O y - Chỉ ra hai tia đối nhau trên hình vẽ ? - Cứ mỗi điểm trên đường thẳng ta luôn có mấy tia và chúng có vị trí như thế nào ? * Nhận xét (SGK/103) 2. Hai tia đối nhau: ?1 x y A B Tại sao hai tia Ax và By không phải là hai tia đối nhau ? Trên hình 28 có những tia nào đối nhau ? a/ Hai tia Ax và By không đối nhau vì chúng không chung gốc. b/ Hai tia Ax và Ay đối nhau, hai tia Bx và By đối nhau. Hình 28 2. Hai tia đối nhau: Hãy nêu cách vẽ hai tia đối nhau ?. Ta vẽ một đường thẳng bất kì, lấy một điểm trên đường thẳng đó ta có hai tia đối nhau. 3. Hai tia trùng nhau: x B A Tia Ax hoặc tia AB - Tia Ax và tia AB trùng nhau. Chú ý: Hai tia không trùng nhau được gọi là hai tia phân biệt. 3. Hai tia trùng nhau a/ Tia OB trùng với tia nào ? b/ Tia Ox và tia Ax có trùng nhau không. Vì sao ? c/ Tại sao hai tia chung gốc Ox, Oy không đối nhau? a/ Tia OB trùng với tia Oy b/ Hai tia Ox và Ax không trùng nhau vì không chung gốc. c/ Hai tia Ox, Oy không đối nhau vì không tạo thành một đường thẳng. ?2 * Bài tập củng cố: Bài tập 22 (SGK/112) Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: a/ Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là …. …. ………………. b/ Điểm R bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của…………………….. c/ Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì: - Hai tia ………………….đối nhau. - Hai tia CA và ….................... trùng nhau. - Hai tia BA và BC…………………………… một tia gốc O hai tia đối nhau AB và AC CB trùng nhau * Bài tập củng cố: Bài tập 25 (SGK/113): Cho hai điểm A và B. Hãy vẽ: a/ Đường thẳng AB. b/ tia AB. c/ Tia BA. Giải: A B a/ b/ c/ A B B A Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: Học bài theo SGK và vở ghi: Nắm vững khái niệm tia gốc O, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. BTVN: 23, 24 (SGK/; 24, 26, 28 (SBT/99)

File đính kèm:

  • pptbai 5 Tia(1).ppt
Giáo án liên quan