Bài giảng Hình học 6 - Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Cách vẽ: Vẽ một tia Cy bất kì (h.56). Khi đó, ta đã biết mút C của đoạn thẳng CD. Ta vẽ mút D như sau:

- Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với mút A, mũi kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB cho trước.

- Giữ độ mở của compa không đổi, đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với gốc C của tia Cy, mũi kia nằm trên tia sẽ cho ta mút D và CD là đoạn thẳng phải vẽ.

 

ppt7 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình học 6 - Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KTBC HS1 - Vẽ tia Ox HS2 - Vẽ tia Cy Bài 9 - VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia Ví dụ 1: Trên tia Ox, hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài 2cm Cách vẽ: Mút O đã biết. Ta vẽ mút M như sau: - Đặt cạnh của thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O của tia. - Vạch số 2 (cm) của thước sẽ cho ta điểm M. Đoạn thẳng OM là đoạn thẳng phải vẽ. Nhận xét: Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài). Ví dụ 2: Cho đoạn thẳng AB (h.55). Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB. Cách vẽ: Vẽ một tia Cy bất kì (h.56). Khi đó, ta đã biết mút C của đoạn thẳng CD. Ta vẽ mút D như sau: - Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với mút A, mũi kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB cho trước. - Giữ độ mở của compa không đổi, đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với gốc C của tia Cy, mũi kia nằm trên tia sẽ cho ta mút D và CD là đoạn thẳng phải vẽ. Giải Giải Bài 9 - VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia Ví dụ : Trên tia Ox, hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2cm, ON= 3cm. Trong ba điểm O, M, N, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia Ta thấy điểm M nằm giữa hai điểm O và N (vì 2cm < 3cm). Giải Nhận xét : Trên tia Ox, OM=a, ON=b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. BT-53. Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM=3cm, ON=6cm. Tính MN. So sánh OM và MN. Giải Vì OM < ON (3cm < 6cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N, ta có: OM + MN = ON MN = ON – OM MN = 6 – 3 = 3 Vậy MN = 3cm Suy ra OM = MN (vì 3cm = 3cm) Bài 9 - VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia Ví dụ : Trên tia Ox, hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2cm, ON= 3cm. Trong ba điểm O, M, N, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia Ta thấy điểm M nằm giữa hai điểm O và N (vì 2cm < 3cm). Giải Nhận xét : Trên tia Ox, OM=a, ON=b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. BT-54. Trên tia Ox, vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA=2cm, OB=5cm, OC=8cm. So sánh BC và BA. Vì OA < OB (2cm < 5cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B, ta có: OA + AB = OB AB = OB – OA AB = 5 – 2 = 3 Vì OB < OC (5cm < 8cm) nên điểm B nằm giữa hai điểm O và C, ta có: OB + BC = OC BC = OC – OB BC = 8 – 5 = 3 Suy ra AB = BC (vì 3cm = 3cm) Giải Bài 9 - VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia Ví dụ : Trên tia Ox, hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2cm, ON= 3cm. Trong ba điểm O, M, N, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia Ta thấy điểm M nằm giữa hai điểm O và N (vì 2cm < 3cm). Giải Nhận xét : Trên tia Ox, OM=a, ON=b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. BT-56. Cho đoạn thẳng AB dài 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC=1cm. a) Tính CB. b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD=2cm. Tính CD. Giải a) Vì AC < AB (1cm < 4cm) nên điểm C nằm giữa hai điểm A và B, ta có: AC + CB = AB CB = AB – AC CB = 4 – 1 = 3 b) Vì BD < BC (2cm < 3cm) nên điểm D nằm giữa hai điểm B và C, ta có: BD + DC = BC DC = BC – BD DC = 3 – 2 = 1 DẶN DÒ * Ôn tập bài cũ + Vẽ được đoạn thẳng trên tia. + Biết cách dùng compa để xác định đoạn thẳng. + Vận dụng nhận xét để giải bài tập * Chuẩn bị tiết sau + Bài 10. Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng + Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng. * Bài tập về nhà + BT – 57/124

File đính kèm:

  • pptHH6 - Bai 9 - tiet 11.ppt