Bài giảng Đổi mới kiểm tra - Đánh giá môn ngữ văn

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN GIỚI THIỆU CHO GV THPT

 

I. Lý do và tầm quan trọng của đổi mới Kiểm tra -Đánh giá

II. Định hướng đổi mới kt-đg

III. Các giải pháp đổi mới kt-đg

* Đổi mới cách ra đề tự luận

* Kiểm tra Ngữ văn bằng trắc nghiệm

* Xây dựng bài kiểm tra tổng hợp

 

ppt46 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Đổi mới kiểm tra - Đánh giá môn ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi mới kiểm tra - đánh giá môn ngữ văn Đỗ Ngọc Thống Những nội dung chính cần giới thiệu cho GV THPT I. Lý do và tầm quan trọng của đổi mới Kiểm tra -Đánh giá II. Định hướng đổi mới kt-đg III. Các giải pháp đổi mới kt-đg Đổi mới cách ra đề tự luận Kiểm tra Ngữ văn bằng trắc nghiệm Xây dựng bài kiểm tra tổng hợp 1. Lí do và tầm quan trọng của kiểm tra - đánh giá Bốn yếu tố của chương trình a. Mục tiêu b. Nội dung c. Phương pháp và phương tiện d. Kiểm tra đánh giá Thực tiễn, cách thức và kết quả kiểm tra đánh giá và sức mạnh của thi cử trong việc điều chỉnh, uốn nắn cách dạy, cách học. Liên hệ với thực trạng hiện nay: ưu, nhược điểm Định hướng đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả môn học nv 1. Ba phương diện đổi mới chủ yếu 1.1 Mục đích đánh giá: Phân loại KQHT của HS: khách quan, toàn diện, khoa học, trung thực Cung cấp thông tin phản hồi về qúa trình dạy học cho GV, CBQL để điều chỉnh CT, SGK, PPDH 1.2. Đa dạng hoá công cụ đánh giá Tự luận + Trắc nghiệm Quan sát theo dõi của GV 1.3. Đổi mới chủ thể đánh giá GV đánh giá HS HS tự đánh giá 2. Đổi mới nội dung đánh giá 2.1. Kiểm tra một cách toàn diện các kiến thức và kĩ năng có trong sãch Ngữ văn. 2.2. Khuyến khích tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Chú ý tới việc kiểm tra cách đọc, cách học bằng việc yêu cầu HS thực hiện các BT có nội dung phân tích những văn bản, những tác phẩm văn học ngoài những văn bản trong sách giáo khoa hoặc chưa được nghe giáo viên giảng… 2.3. Đánh giá trình độ lí thuyết của học sinh được thực hiện chủ yếu thông qua việc đánh giá khả năng nhận diện và vận dụng các đơn vị tri thức được học hơn là yêu cầu các em trình bày lại khái niệm thuần tuý lí thuyết 3. Đổi mới cách thức đánh giá 3.1. Hạn chế tính chủ quan, tăng cường tính khách quan trong đánh giá kết quả học tập của HS. 3.2. Thay đổi chuẩn đánh giá về nội dung, độ dài; về kiểu văn bản và các kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng văn học; kĩ năng tạo lập các kiểu văn bản; kĩ năng đọc- hiểu tp. 3.3. Đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá. Mạnh dạn thử nghiệm và áp dụng các hình thức trắc nghiệm khách quan. Đưa ra nhiều hình thức câu hỏi, cách hỏi nhằm kiểm tra được năng lực tự đọc, tự học, có những suy nghĩ mới mẻ và sáng tạo .4. Hạn chế tối đa việc sao chép tài liệu bằng cách đổi mới cách ra đề thi, đề kiểm tra giải pháp đổi mới kiểm tra -đánh giá kết quả môn học nv Cần đổi mới cách ra đề văn “ Cách ra đề các kì thi văn của chúng ta hiện nay còn khá khô cứng, những nhân vật và vấn đề cũng như yêu cầu đặt ra trong đề thì thường trùng lặp nhau quá nhiều. Một mảnh đất dù tốt đến đâu cày xới mãi rồi cũng xơ cằn. Cứ một vấn đề, một tác giả mà trở đi trở lại mãi mà không đổi mới cách tiếp cận thì làm sao mà mang đến cho người đọc sự rung cảm mới mẻ, tinh tế được. Ra đề thi phải khơi dậy những suy nghĩ riêng đồng thời phải rèn luyện cho HS óc phê phán, nhìn vấn đề trên nhiều mặt. Cần tránh kiểu ra đề “suôn sẻ”, dạng“thoả hiệp”một chiều. Đề :“Có người nói buổi chiều ngày thứ bảy mới thật sự là ngày chủ nhật, bạn có đồng ý hay không?” Hoàng Như Mai- Sự rung cam và sáng tạo của HS có nguy cơ mòn- Tạp chí Dạy và Học ngày nay- Số 6-2005) đổi mới đề tự luận 1. Quan niệm về đề văn 1.1. Thấy được tính chất đan xen của các thao tác và hướng tới việc vận dụng tổng hợp các thao tác trong một bài viết, không chỉ mình văn nghị luận, mà ngay cả các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, tự sự, thuyết minh, 1.2. Khuyến khích những suy nghĩ đa dạng, phong phú của nhiều đối tượng HS khác nhau. 1.3. Đề văn cần chống lại thói sao chép văn mẫu, minh hoạ cho những điều có sẵn. Ông Phạm Văn Đồng từng nói: "Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho HS diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói" Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện", NCGD, số 28, 11/1973. GS. Hoàng Như Mai viết: “ Điều mà Bộ trưởng Tạ Quang Biểu quan tâm nhất là phải ra đề làm sao để các em nói đúng, nói thật từ chính kiến thức và những tình cảm, suy nghĩ sáng tạo riêng của mình.” Hoàng Như Mai - Tài liệu đã dẫn Đổi mới quan niệm về đề văn Trong quan niệm truyền thống, một đề văn nghị luận thường có ba phần: phần dẫn , phần yêu cầu kiểu bài, phần giới hạn vấn đề Đề văn mới chủ yếu là nêu vấn đề, đề tài cần bàn bạc và làm nổi bật; còn các thao tác thì HS tuỳ vào cách làm, tuỳ vào kiểu văn bản cần tạo lập. Bên cạnh đề yêu cầu rõ theo truyền thống có thêm đề mở nhằm khuyến khích HSG Một số đề văn của Trung Quốc 1998 . Nhà tôi có khó khăn. . Nỗi buồn của tôi biết nói với ai. . Góc đẹp nhất trong vườn trường. . Một chuyến leo núi. . Bạn. . Ngọn đèn. . Xin mẹ hãy yên tâm. . Tổ quốc trong lòng tôi. . Tôi là hoa cúc. . Tác hại của thuốc lá. . Con người phải có khí tiết. . Suy nghĩ từ ngọn lửa. . Thiếu tôi thì chợ vẫn đông sao? Ví dụ một số đề văn nghị luận của Mỹ 1. Sự bất lợi của thực phẩm Mỹ đối với HS, sinh viên nước ngoài. 2. Tình trạng nhà tù: sự trừng phạt hay cải tạo giáo dục ? 3. Những hoạt động nhà trường sẽ làm tăng óc sáng tạo cho trẻ em trước tuổi đến trường. 4. Chì trong dầu hoả: một dấu hiệu của tình trạng ô nhiễm. 5. Sự trôi nổi của dầu và mỡ trong nước: lợi và bất lợi ? 6. Gây tổn thương trong bóng đá: có thể ngăn chặn được không? 7. Sức truyền tin rộng rãi của ti-vi 8. Những khó khăn của HS, SV nước ngoài chưa tốt nghiệp ở Mỹ 9. Chất Các-bon và sức khoẻ con người 10. Những khó khăn của người Nhật khi nói tiếng Anh Một số đề văn nghị luận lớp 11 của Nga 1. Tác phẩm “ Con quỷ” của Lecmantốp và “con quỷ” của Bruybelia. 2. Cội nguồn sáng tạo của Bunin 3. Nhung hinh thức và kiểu trần thuật trong các tác phẩm của Bunin 4 Truyền thống van học Nga trong các sáng tác của M.Gorki thời ki đầu 5. Nhũng nét độc đáo trong nghệ thuật kịch của M.Gorki. 6. Nhưng xung đột cơ ban trong tiểu thuyết Người mẹ 7. Cam nhận về tổ quốc trong các sáng tạo của Blok và Maiakôpxki 8. Nhưng bài thơ tinh yêu của Puskin và Blok . 9. Maiakôpxki và chủ nghĩa vị lai Đề văn trong sách Ngữ văn THCS 1. Loài cây em yêu ( Ngữ văn 7 – tập 1) 2. Cảm nghĩ về người thân (NV 7 – tập 1) 3. Người ấy sống mãi trong tôi (NV 8 - tập1) 4. Tôi thấy mình đã khôn lớn. ( NV 8 - tập1) 5. Công việc đọc sách (NV 9 - tập 1) 6. Đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” ( NV 9- tập 2) 8. Đức tính khiêm nhường ( NV 9- tập 2) 9. Có chí thì nên. ( NV 9- tập 2 ) 10. Đức tính trung thực. ( NV 9 - tập 2 ) 11. Tinh thần tự học. ( NV 9- tập 2 ) 12. Hút thuốc có hại. ( NV 9- tập 2 ) Đề trong Ngữ văn 10 nâng cao 1. Cảm ghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của một nhân vật van học mà mình yêu thích. 2. Tê-lê-mác kể về buổi cha mình là Uy-lit-xơ trở về 3. Suy nghĩ của anh (chị) về những em bé không nơi nương tựa. 4. Cảm nghĩ về một bài ca dao mà anh (chị) yêu thích 5. Nghĩ về mái trường thân yêu 6. Giới thiệu ca dao Việt Nam 7. Giới thiệu về Nguyễn Trãi 8. Giới thiệu bài Phú sông Bạch Đằng 9. Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại 10. Quan niệm của anh (chị) về một bài thơ hay Một số đề trong Ngữ văn 11 1. Mỗi truyện ngụ ngôn có thể rút ra nhiều bài học 2. Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Vịnh mùa thu 3. Về một bài thơ trung đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích . 4. Tiếng cười của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương qua một số bài thơ đã học hoặc đã đọc. 5. Đồng tiền trong quan niệm của Nguyễn Du qua Truyện Kiều và đồng tiền trong quan niệm của anh (chị) đối với cuộc sống hiện nay. Một số đề trong Ngữ văn 12 1. Bình luận “Chết trong còn hơn sống đục” 2. Tiền tài và hạnh phúc 3. Người xưa nói:“đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm.” Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lời khuyên ấy. 4. Vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ . 5. Câu 1. “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu; tính kiêu ngạo và sự giận dữ.”Anh(chị) suy nghĩ như thế nào ? Câu 2. VH đã mang lại cho anh (chị) những hiểu biết gì ? 6. Những suy nghĩ sau khi thăm một bà mẹ có nhiều người con hy sinh trong các cuộc kháng chiến . lưu ý về đề văn 1 Tất nhiên không phải tất cả các đề văn đều chỉ có một cách nêu như thế. Nhưng một cần quan niệm về đề văn không nên cứng nhắc, gò bó một kiểu duy nhất mà cần đa dạng, phong phú và có “tính mở”. 2. Hệ thống đề làm văn này trước hết dùng để HS tham khảo, luyện tập hàng ngày. Trong các bài kiểm tra thường kỳ cũng như cuối năm, GV hoàn toàn có thể tự ra đề khác, miễn là bảo đảm nội dung và yêu cầu của chương trình. 3. Cần bổ sung thêm các dạng đề tự luận Cỏc dạng đề tự luận 1. Túm tắt một văn bản đó học 2. Nờu hệ thống nhõn vật, đề tài, chủ đề của một tỏc phẩm đó học 3. Thuyết minh về một tỏc giả, tỏc phẩm, một thể loại văn học; 4. Thuyết minh về một hiện tượng, sự vật ( sử dụng miờu tả và cỏc biện phỏp nghệ thuật) 5. Viết một văn bản hành chớnh - cụng vụ … 6. Chộp lại chớnh xỏc một đoạn thơ đó học 7. Sắp xếp cỏc sự việc trong một tỏc phẩm theo đỳng thứ tự 8. Thống kờ tờn cỏc tỏc phẩm viết cựng một đề tài, cựng một giai đoạn Cỏc dạng đề tự luận 9. Phõn tớch ,cảm thụ một tỏc phẩm văn học 10. Phỏt biểu cảm nghĩ về một nhõn vật hoặc một tỏc phẩm văn học 11. Nghị luận về một vấn đề ( Nội dung hoặc Nghệ thuật ) trong tỏc phẩm văn học 12. Phõn tớch, suy nghĩ ( nghị luận)… về một nhõn vật trong tỏc phẩm văn học 13. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lớ 14. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng cú thật trong cuộc sống 15. Kể một cõu chuyện cú thật trong cuộc sống hoặc theo tưởng tượng, sỏng tạo của cỏ nhõn 16. Suy nghĩ về ý nghĩa của một cõu chuyện Vớ dụ về dạng đề 16 Đề 2: Đọc cõu chuyện sau và thực hiện nhiệm vụ ghi bờn dưới. Ngày xưa có một vị vua ra lệnh đặt một tảng đá giữa đường. Sau đó ông náp kín để chờ xem liệu có ai rời hòn đá to ấy đi không. Một vài viên quan và những thương gia giàu nhất vương quốc đi ngang, nhưng họ chỉ vòng qua tảng đá. Nhiều người lớn tiếng phiền trách đức vua đã không giữ cho đường xá quang quẻ, nhưng chẳng ai làm gỡ để hòn đá ra khỏi mặt đường. Sau đó, một người nông dân đi tới, vai mang một bao rau củ nặng trĩu. Khi tới gần hòn đá, ông hạ bao xuống và cố đẩy hòn đá sang lề đường. Sau một hồi cố gắng hết sức, cuối cùng ông cũng làm được. Khi người nông dân lại vác cái bao của mỡnh lên, ông nhỡn thấy một cái tỳi nằm trên đường, ngay chỗ hòn đá khi nãy. Cái tỳi đựng nhiều tiền vàng và một mảnh giấy ghi rõ số vàng trên sẽ thuộc về người nào đẩy hòn đá ra khỏi lối đi. Người nông dân đã học được một điều mà những người khác không hiểu: ( ….) (Theo bộ sách Những tấm lòng cao cả - NXB Trẻ) Theo anh (chi) bài học người khỏc khụng hiểu là bài học gỡ? Hóy phỏt biểu những suy nghĩ của mỡnh về ý nghĩa của cõu chuyện trờn. Vớ dụ về dạng đề 16 Đề 1: Phân tích ý nghĩa của câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” sau đõy: Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.  Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 2 đô la. Anh mỉm cười và nói với nó :  Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhỡn anh trả lời:  Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:  Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ. Tức thỡ anh quay lại tiệm bán hoa huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch ba trăm ki lô mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa. (Theo Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ 2004 ) Vớ dụ về dạng đề 16 Đề 2: Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện. Ôm cây đợi thỏ Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết. Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây, mong lại được con thỏ nữa. Nhưng đợi mãi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiên hạ thấy vậy, ai cũng chê cười. (Theo Cổ học tinh hoa) Cỏc dạng đề tự luận 17. Cho một cõu chủ đề ( cõu chốt) yờu cầu phỏt triển thành một đoạn văn cú độ dài giới hạn, theo một trong ba cỏch diễn dịch, quy nạp, tổng phõn hợp. 18. Cho một đoạn văn bản, yờu cầu HS tỡm cõu chủ đề và chỉ ra cỏch phỏt triển của đoạn văn đú. 19. Phõn tớch và bỡnh luận về ý nghĩa của nhan đề một tỏc phẩm nào đú. 20. So sỏnh hai tỏc phẩm, hai nhõn vật hoặc hai chi tiết trong văn học. 21. Nhận diện và phõn tớch tỏc dụng của một biện phỏp tu từ nào đú trong một đoạn văn, thơ cụ thể. 22. Viết mở bài hoặc kết luận cho một đề văn cụ thể. …v.v. TRắc nghiệm ngữ văn 1. Có nên trắc nghiệm với môn NV ? 2. ưu và nhược điểm của trắc nghiệm 3. Các loại trắc nghiệm: TN khách quan TN tự luận 4. Các dạng trắc nghiệm Nhiều lựa chọn Điền khuyết Nối kết Đúng - sai TRắc nghiệm ngữ văn 5. Những sai sót thường gặp Câu lệnh không chuẩn xác Các phương án nhiễu không tốt TN khách quan nhưng nhiều đáp án đúng Không phân biệt đúng và đúng nhất Câu hỏi cùng dạng quá nhiều ( không kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức), cần xây dựng bảng đặc trưng hai chiều Câu hỏi qúa dễ hoặc qúa khó Số lượng câu hỏi quá ít Phân biệt TNKQ và TNTL các loại bài TN 1. Trắc nghiệm tự do: Khụng dựa trờn văn bản cố định cho sẵn mà hỏi và kiểm tra cỏc đơn vị kiến thức và kĩ năng ( cả 3 phõn mụn)một cỏch độc lập 2. Trắc nghiệm theo bài học (từng phõn mụn): Cõu hỏi phải bỏm sỏt vào nội dung kiến thức và kĩ năng của mỗi bài học để kiểm tra. 3. Trắc nghiệm theo đề tài: một giai đoạn, một cụm thể loại, một vấn đề lớn… cỏc cõu hỏi phải tập trung vào nội dung của phần được giới hạn. 4. Trắc nghiệm tích hợp: Cho một bài văn, đoạn văn cụ thể bỏm sỏt vào đoạn văn, bài văn đú để nờu lờn cỏc cõu hỏi về đọc hiểu, tiếng Việt và làm văn. 5. Kết hợp TN tự do và TN tớch hợp: Vừa hỏi cỏc đơn vị kiến thức, kĩ năng đọc lập, vừa bỏm sỏt vào một đoạn văn bản nào đú để hỏi theo hướng tớch hợp. Nhưng chủ yếu là ba dạng chính 1, 4 và 5 BàI kiểm tra tổng hợp Cấu trúc một bài kiểm tra thường gồm hai phần: phần trắc nghiệm chiếm từ 30 đến 40% số điểm ( khoảng12 -16 câu, mỗi câu 0,25 điểm) nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc hiểu, về tiếng Việt. Như thế số câu trắc nghiệm và tỉ lệ điểm có khác so với các kì kiểm tra trong khi thí điểm. Phần tự luận thuộc số điểm còn lại, nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một đoạn, bài văn ngắn. quy trình xây dựng bàI KT tổng hợp Bước 1: Xác định nội dung kt & kn cần kiểm tra. Bước 2: Xác định hình thức đánh giá Bước 3: Xác định nội dung vb ngữ liệu Bước 4: Xác định các hình thức TN Bước 5. Lập bảng đặc trưng hai chiều Bước 6. Xây dựng câu hỏi và phương án trả lời. Bước 7. Xây dựng đề tự luận Bước 8. Xây dựng đáp án, biểu điểm Bảng đặc trưng hai chiều Ví dụ về bài kiểm tra tổng hợp (Xem C/ Word/ File: BKTTH10-11) Tóm tắt Đề thi Tốt Nghệp THPT-2006 I. Đề phổ thông đại trà. Đề 1 : Câu 1 ( 2 điểm): tiểu sử, sự nghiệp Êxênhin Câu 2 ( 8đ ): Nhân vật Đào trong mùa lạc của Nguyễn Khải. Đề 2: Câu 1( 2đ): Hoàn cảnh ra đời bài Tây Tiến ( Quang Dũng) Câu 2 ( 2đ) : Quan điểm văn nghệ của Hồ Chí Minh Câu 3 (6đ): Phân tích đoạn thơ trích Tâm tư trong tù của Tố Hữu II. Chuyên ban Câu chung (3 đ): tiểu sử, sự nghiệp Sôlôkhốp 1. Ban KHTN: chọn 1 trong 2 đề sau: 1a) Phân tích đoạn thơ trích Việt Bắc của Tỗ Hữu 1b) Nhân vật bà Hiền trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải 2. Ban KHXH-NV: chọn 1 trong 2 dề sau: 2a) Người phu nữ trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu 2b) Phân tích trích đoan Tiếng Hát con tàu của Chế Lan Viên

File đính kèm:

  • pptDoi moi danh gia mon ngu van.ppt