Bài giảng Đọc thêm: - Vận nước ( quốc tộ) - cáo bệnh, bảo mọi người ( cáo tật thị chúng) - hứng trở về ( quy hứng)

Đọc kĩ phần Tiểu dẫn ở trang 138,140,142, SGK và điền vào chỗ trống để có thông tin hoàn chỉnh về các tác giả sau:

• Thiền sư Pháp Thuận sinh năm .(1), mất năm .(2). Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều .(3). Ông là tác giả của bài thơ (4). Đây là bài thơ trả lời Lê Đại Hành khi nhà vua hỏi ông về (5).

b. Thiền sư Mãn Giác sinh năm (1), mất năm .(2), tên là (3), người làng .(4). Mãn giác là (5)do vua ban tặng sau khi ông mất. Bài kệ của thiền sư Mãn Giác không có (6) (7) là nhan đề do người đời sau đặt.

• Nguyễn Trung Ngạn sinh năm .(1), mất năm .(2), người làng .(3). Ông làm quan đến chức .(4). Ông đã để lại tác phẩm (5). Bài thơ .(6) được ông sáng tác khi đang đi sứ ở Trung Quốc

ppt8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đọc thêm: - Vận nước ( quốc tộ) - cáo bệnh, bảo mọi người ( cáo tật thị chúng) - hứng trở về ( quy hứng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm: - Vận nước ( quốc tộ) - Cáo bệnh, bảo mọi người ( cáo tật thị chúng) - hứng trở về ( quy hứng) Đọc kĩ phần Tiểu dẫn ở trang 138,140,142, SGK và điền vào chỗ trống để có thông tin hoàn chỉnh về các tác giả sau: Thiền sư Pháp Thuận sinh năm………….(1), mất năm………..(2). Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều……….(3). Ông là tác giả của bài thơ……………(4). Đây là bài thơ trả lời Lê Đại Hành khi nhà vua hỏi ông về ……………(5). b. Thiền sư Mãn Giác sinh năm………(1), mất năm……….(2), tên là…………(3), người làng……………..(4). Mãn giác là………………(5)do vua ban tặng sau khi ông mất. Bài kệ của thiền sư Mãn Giác không có…………(6)………………(7) là nhan đề do người đời sau đặt. Nguyễn Trung Ngạn sinh năm………..(1), mất năm…………….(2), người làng……………..(3). Ông làm quan đến chức……………..(4). Ông đã để lại tác phẩm………………(5). Bài thơ………………..(6) được ông sáng tác khi đang đi sứ ở Trung Quốc. Vận nước Phiên âm: Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lí thái bình Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh. Dịch nghĩa: Vận nước như dây mây leo quấn quýt ở cảnh trời Nam mở ra cảnh thái bình Vô vi ở nơi cung điện ( Thì) khắp mọi nơi đều tắt hết binh đao. Dịch thơ: Vận nước như mây quấn Trời Nam mở thái bình Vô vi trên điện các Chốn chốn dứt đao binh. Đọc bài thơ Vận nước và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới bằng cách chọn ra phương án đúng. Theo Pháp Thuận, vận nước thời vua Lê Đại Hành ( Lê Hoàn) như thế nào? Hưng thịnh B. Vững bền. C. Dài lâu D. Gồm cả ba đáp án. 2. Qua bài thơ thấy tác giả là người như thế nào? Là người có lòng tự hào dân tộc. Là người luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Là người có trí tuệ sâu sắc Là người luôn khao khát lập công danh. 3. Theo em, lời khuyên của Pháp Thuận sâu sắc ở chỗ nào? Nêu rõ tình hình đất nước lúc bấy giờ. Chỉ ra điều cốt yếu nhất của mỗi quốc gia là thái bình thịnh trị. C. Nêu được chính xác cách trị nước yên dân của các bậc vua chúa: thuận theo quy luật tự nhiên, lấy đức để giáo hoá cho dân, sao cho không phải dùng đến hình phạt hà khắc, động đến binh đao. Gồm cả A, B, C. Cáo bệnh, bảo mọi người Phiên âm Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Dịch nghĩa Xuân đi, trăm hoa rụng, Xuân đến, trăm hoa nở. Việc đời ruổi qua reứơc mắt, Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua , một cành mai trước sân. Dịch thơ Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa tươi. Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai. Đọc bài Cáo bệnh, bảo mọi người và trả lời các câu hỏi ở dưới, chọn phương án đúng nhất. Hai câu đầu của bài thơ nói lên điều gì? Quy luật sinh trưởng và phát triển của tự nhiên Quy luật tuần hoàn của cuộc sống con người Sự tuần hoàn của thời gian diễn ra rất ngắn ngủi, chóng vánh. Cả ba đáp án trên. 2. Hai câu thơ tiếp theo của bài thơ hiểu như thế nào? Quy luật của đời người là sinh, lão, bệnh , tử Nỗi lo lắng vì cuộc đời trôi nhanh Nỗi xót xa, nuối tiếc vì tuổi già đã đến mà chưa làm được điều gì? Gồm cả A, B, C. 3. Bài thơ đã toát lên quan niệm nhân sinh sâu sắc của tác giả. Theo em, đó là quan niệm gì? Quy luật của cuộc đời cũng như của vạn vật là sinh- tử, tử- sinh; khi con người đã ý thức được điều đó thì không thể sống một cách vô nghĩa. Khi con người đã hiểu được chân lí và quy luật của sự sống thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên mọi lẽ hoá sinh thông thường. Gồm cả A, B Hứng trở về Phiên âm Lão tang lạc diệp tàm phương tận, Tảo đạo hoa hương giải chính phì. Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo, Giang Nam tuy lạc bất như quy. Dịch nghĩa Dâu già lá rụng tằm vừa chín Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo. Nghe nói ở quê nhà dẫu nghèo vẫn tốt, Đất Giang Nam tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà. Dịch thơ Dâu già lá rụng tằm vừa chín, Lúa sớm bông thơm cua béo ghê. Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt, Dầu vui đất khách chẳng bằng về. Đọc bài Hứng trở về và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới, chọn phương án đúng nhất. Qua bài thơ, có thể thấy nỗi nhớ quê hương của tác giả thể hiện như thế nào? A.Nỗi nhớ tha thiết của một người con xa quê nhớ về cuộc sống dân dã quen thuộc tuy còn nghèo khó nơi quê nhà. B. Nỗi nhớ tha thiết của một người con xa quê nhớ về cuộc sống thanh bình và no ấm nơi quê nhà. C. Gồm cả A, B. 2. Có thể nói nỗi nhớ quê hương của Nguyễn Trung Ngạn rất gần với nỗi nhớ của người bình dân khi xa quê được thể hiện trong ca dao. Em hãy tìm một bài ca dao như vậy. 3. Bài thơ đã thể hiện lòng yêu nước của nhà thơ ở những phương diện nào? Tuy sống sung sướng nơi đất khách quê người nhưng lòng không nguôi hướng về quê hương còn nghèo đói, lam lũ. Nỗi nhớ quê hương chân thực, bình dị. Gồm cả A, B.

File đính kèm:

  • pptDoc them Van nuoc.ppt