Bài giảng Đại số 11 bài 6: Biến ngẫu nhiên rời rạc (Tiết 1)

Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là biến ngẫu nhiên rời rạc. Hiểu và đọc được nội dung bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

2. Kỹ năng:

 - Biết cách lập bảng phân bố xác suất của một biến ngẫu nhiên rời rạc.

 - Biết cách tính các xác suất ứng với mỗi giá trị của đại lượng ngẫu nhiên X

 

ppt9 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số 11 bài 6: Biến ngẫu nhiên rời rạc (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Kim LiênTổ ToánBài dạy:Bài 6: Biến ngẫu nhiên rời rạc (Tiết 1)Mục tiêu:1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là biến ngẫu nhiên rời rạc. Hiểu và đọc được nội dung bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.2. Kỹ năng: - Biết cách lập bảng phân bố xác suất của một biến ngẫu nhiên rời rạc. - Biết cách tính các xác suất ứng với mỗi giá trị của đại lượng ngẫu nhiên XBài cũ: Xét ví dụ 1: Một túi đựng 6 viên bi đỏ và 4 viên bi xanh. Chọn ngẫu nhiên 3 viên bi. Gọi X là số viên bi xanh trong 3 viên bi được chọn ra. a. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 3 viên bi đó? b. Hãy chỉ ra các giá trị của X? Trả lời:a. b. Giá trị của X là một số thuộc tập 0; 1; 2; 3 Bài mới: Biến ngẫu nhiên rời rạc ( Tiết 2)1. Khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc Đại lượng X được gọi là một biến ngẫu nhiên rời rạc nếu nó nhận giá trị bằng số thuộc một tập hữu hạn nào đó và giá trị ấy là ngẫu nhiên, không dự đoán trước được. H 1: Cho một ví dụ về biến ngẫu nhiên rời rạc? Ví dụ: Gọi X là số người trong gia đình của một học sinh bất kì (chẳng hạn bạn A). X có phải là biến ngẫu nhiên rời rạc không? Ta trở lại ví dụ 1:H 2: Tính các xác suất P(X=0); P(X=1); P(X=2); P(X=3)?Trả lời: P(X=0) = = 20/120 = 1/6 P(X=1) = 1/2 P(X=2) = 3/10 P(X=3) = 1/30Để thuận tiện quan sát mối quan hệ giữa X và xác suất của mỗi giá trị của X ta lập bảng như sau:Bảng 1X0123P1/61/23/101/302. Phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc Bảng trên là một ví dụ về bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc. Tổng quát ta đi vào mục 2. Giả sử X là một biến ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị x1, x2, ..., xn Để hiểu rõ hơn về X, ta thường quan tâm đến xác suất để X nhận giá trị xk tức là các số P(X = xk) = pk với k= 1, 2, ... , n. Các thông tin thể hiện bảng sau: Bảng 2 Xx1x2...xnPp1p2...pn Bảng 2 gọi là bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc XChú ý: p1 + p2 + ... + pn = 1 Ví dụ 2: Số vụ vi phạm luật giao thông trên đoạn đường A vào tối thứ bảy hàng tuần là một biến ngẫu nhiên rời rạc X. Giả sử X có bảng phân bố xác suất như sau:X012345P0,10,20,30,20,10,1Hãy tìm xác suất để tối thứ bảy trên đoạn đường A: a. Có 2 vụ vi phạm luật giao thông? b. Có nhiều hơn 3 vụ vi phạm luật giao thông? c. Có nhiều nhất 4 vụ vi phạm luật giao thông?Trả lời: a. P(X=2) = 0,3 b. P(X>3) = P(X=4) + P(X=5) = 0,1 + 0,1 = 0,2 c. P(X≤4) = 1 – P(X=5) = 1 – 0,1 = 0,9 Củng cố: Qua tiết học này các em cần:Nắm vững khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc (tự cho được ví dụ)Lập được bảng phân bố xác suất.- Đọc được các thông tin từ bảng phân bố xác suất.BTVN: Bài 43 đến bài 46 ( trang 90 – SGK)Xin chân thành cảm ơn các Thầy–Cô đã chú ý lắng nghe.Chúng tôi mong được sự góp ý chân thành của quí thầy cô.

File đính kèm:

  • pptBien ngau nhien roi racNew.ppt