Bài 19 : Lỗi về câu

Có nhiều loại lỗi về câu. Sau đây là 2 loại lỗi về câu thường gặp :

• Lỗi về thành phần câu (Sai ngữ pháp)

• Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ (Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ)

VD

• Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó.

TN VN

+ Lỗi : Thiếu CN

+ Nguyên nhân : Nhầm TN là CN

+ Cách sửa Thêm CN “Tác giả”

 

Bỏ từ “Qua”

ppt7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 19 : Lỗi về câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 : Nguyên nhân và cách chữa lỗi câu Có nhiều loại lỗi về câu. Sau đây là 2 loại lỗi về câu thường gặp : Lỗi về thành phần câu (Sai ngữ pháp) Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ (Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ) VD Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó. TN VN + Lỗi : Thiếu CN + Nguyên nhân : Nhầm TN là CN + Cách sửa Thêm CN “Tác giả” Bỏ từ “Qua” Qua nhân vật chị Dậu, tác giả cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó.  Nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó a) Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những TN đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong VN kiến. + Lỗi :Thiếu CN + Nguyên nhân :Nhầm TN là CN +Cách sửa Thêm CN “Họ” Bỏ từ “của”  Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động, họ không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến.  Bắng trí tuệ sắc bén, thông minh, người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến. c) Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, bằng những từ ngữ giản dị của đồng quê mộc mạc, khi lâm li, khi tha thiết, Nguyễn TPP Đình Chiểu đã làm sống lại trong tâm trí người đọc cả phong trào CN VN chống Pháp gian khổ, oanh liệt của đồng bào Nam + Lỗi : Thừa CN + Nguyên nhân : người viết không đưa ra những dấu hiệu thích hợp để người đọa nhận biết đó là TPP, khiến người đọc có thể hiểu nó là CN. + Cách sửa Thêm từ “trong” vào đầu câu Bỏ từ “Nguyễn Đình Chiểu” thứ 2 + Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, bằng những từ ngữ giản dị của đồng quê mộc mạc, khi lâm li, khi tha thiết, Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại trong tâm trí người đọc cả phong trào chống Pháp gian khổ, oanh liệt của đồng bao Nam bộ.  Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, bằng những từ ngữ giản dị của đồng quê mộc mạc, khi lâm li, khi tha thiết, đã làm sống lại trong tâm trí người đọc cả phong trào chống Pháp gian khổ, oanh liệt của đồng bào Nam bộ. 2) Không phân định rõ định ngữ, phần phụ chú và vị ngữ (Nhầm ĐN, PPC là VN) VD Cặp mắt long lanh của Thái Văn A mà Xuân Miễn gọi là mắt CN ĐN thần canh biển + Lỗi : Thiếu VN + Nguyên nhân : Nhầm ĐN là VN + Cách sửa Thêm VN : luôn luôn ngời sáng Thay từ “mà” bằng từ “được”.  Cặp mắt long lanh của Thái Văn A mà Xuân Miễn gọi là mắt thần canh biển luôn ngời sáng.  Cặp mắt long lanh của Thái Văn A được Xuân Miễn gọi là mắt thần canh biển. b) Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam. CN PPC + Lỗi sai : Thiếu VN + Nguyên nhân : Nhầm PPC là VN + Cách sửa Thêm từ “là” sau “Nguyễn Đình Chiểu” Thêm VN : “mãi mãi bất tử”  Nguyễn Đình Chiểu là nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam.  Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù , yêu nước của dân tộc Việt Nam, mãi mãi bất tử. 3/. Không phân định rõ trật tự cần có của thành phần câu VD : Qua mỗi lần như vậy, người ta sẽ trình bày được kinh nghiệm và thành công nhất định về sau. + Lỗi : Để yếu tố chỉ thời gian tương lai “về sau” đứng sau động từ “thành công”. + Nguyên nhân : không nắm vững trật tự cần có của thành phần câu + Cách sửa : sắp xếp lại cho đúng trật tự : Đưa yếu tố chỉ thời gian tương lai “về sau” đứng trước động từ “thành công” => …về sau nhất định thành công.  Qua mỗi lần như vậy, người ta sẽ trình bày được kinh nghiệm và về sau nhất định thành công. II) Lỗi về quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa câu với câu (Sai ngữ nghĩa) Không phân định rõ những bổ ngữ có cách chi phối khác nhau VD : Thực tế khách quan cho ta thấy thành công chỉ có thể có được qua những lần rút kinh nghiệm, khắc phục từ những thất bại bước đầu. + Lỗi : Cho động từ “khắc phục” kết hợp với quan hệ từ “từ” + Nguyên nhân : Không phân định rõ những bổ ngữ có cách chi phố khác nhau. + Cách sửa Bỏ từ “từ” Tách ra : những lần rút kinh nghiệm từ những thất bại bước đầu và khắc phục chúng.  Thực tế khách quan cho ta thấy thành công chỉ có thể có được qua những lần rút kinh nghiệm, khắc phục những thất bại bước đầu.  Thực tế khách quan cho ta thấy thành công chỉ có thể có được qua những lần rút kinh nghiệm từ những thất bại bước đầu và khắc phục chúng. 2) Không phân định rõ mối quan hệ giữa các vế câu hoặc giữa câu với câu a) Vì phong trào “ba đảm đang” đang phát triển sôi nổi khắp nơi nên chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiều thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng Tổ Quốc giàu mạnh. + Lỗi : Cho vế 1 là nguyên nhân của vế 2 + Nguyên nhân : Không phân định rõ mối quan hệ giữa các vế câu + Cách sửa Thay bằng cặp quan hệ từ “Nhờ-nên”  Nhờ phong trào “ba đảm đang”được phát động khắp nơi, nên chị em phụ nữ của chúng ta đã có cơ hội đóng góp được rất nhiều thành tích to lớn… Bỏ quan hệ từ “vì”, thay bằng “hưởng ứng”. Hưởng ứng phong trào “ba đảm đang” đang phát triễn sôi nổi khắp nơi nênchị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiều thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng Tổ Quốc giàu mạnh. b) Đức tính của người phụ nữ trong phong trào “ba đảm đang” đã được phát huy cao độ từ những đức tính sẵn có mà chị Dậu đã mang lấy đến nay hai mươi bảy năm chẵn là bài học quý báu tuy đối với nay thì đức tính đó chưa đầy đủ, hoàn chỉnh. + Lỗi : Chập cấu trúc câu. + Nguyên nhân : Không phân định rõ mối quan hệ giữa câu với câu + Cách sửa : Tách thành 2 câu  Đức tính của người phụ nữ trong phong trào “ba đảm đang” là sự phát huy cao độ phẩm chất sẵn có ở chị Dậu từ hai mươi bảu năm về trước.Đức tính đó là một bài học quý, tuy chưa phải là đầy đủ, hoàn chỉnh đối với thời đại hiện nay.

File đính kèm:

  • pptLoi ve cau.ppt
Giáo án liên quan