Bài 18 - Tiết 74: Ông đồ

VŨ ĐÌNH LIÊN

(1913 -1996)

- Quê quán: Hải Dương.

- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.

- Ngoài ra ông còn nghiên cứu,giảng dạy,dịch thuật văn học.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài 18 - Tiết 74: Ông đồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 8 Giáo viên: Phạm Hoài Thanh Trường: THCS Quỳnh Mai Thịt mỡ,dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Vũ đình liên  Tác giả Vũ Đình Liên (1913 -1996) - Quê quán: Hải Dương. - Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. - Ngoài ra ông còn nghiên cứu,giảng dạy,dịch thuật văn học. Tác phẩm Sáng tác năm 1936, đăng trên tờ Tinh Hoa. In trên tập “Thi nhân Việt Nam” - Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Đọc & GiảI thích từ khó * Đọc: +/ Cách ngắt nhịp: 2/3 (3/2) +/ Giọng đọc:Diễn cảm. - Khổ thơ 1&2: Vui, phấn khởi - Khổ thơ 3,4,5: Chậm, buồn, nuối tiếc. * Giải thích từ khó: - Ông đồ - Hoa tay - Thảo Bố Cục Phần1: Hai khổ thơ đầu Ông đồ thời hoàng kim. Phần 2 : Hai khổ thơ tiếp theo Ông đồ thời suy tàn. Phần 3 : Khổ thơ cuối. Ông đồ không còn nữa. Phương thức diễn đạt Kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. Thể thơ: Năm tiếng có nguồn gốc từ thể thơ năm tiếng trong dân gian (hát dặm Nghệ Tĩnh). Tìm hiểu chi tiết; 1/Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Ông đồ xúât hiện trong hoàn cảnh nào? *Sự xuất hiện của ông đồ: -Hoa đào:Tết đến. -Từ “lại”: Năm nào cũng xuất hiện. -Công việc:Bày mực, giấy đỏ. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Tài năng của ông đồ được tác giả miêu tả như thế nào? Tài năng của ông đồ: _ Nhiều người đến với ông: “bao nhiêu người thuê viết” _ Tấm tắc ngợi khen Hoa tay “Phượng múa rồng bay Tài năng, khéo léo Ông đồ thời hoàng kim được khẳng định bằng tài năng điêu luyện,người hâm mộ đến với ông rất đông. 2/ ông đồ thời suy tàn Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đỏ trong nghiên sầu.. Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay ‘Lá vàng rơi trên giấy Ngoài đường mưa bụi bay. Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đỏ trong nghiên sầu.. Trong khổ thơ 3, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Câu hỏi tu từ nghệ thuật nhân hoá * Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” Khẳng định sự tiếc nuối thương xót cho ông đồ vì từ nay không ai đến với ông nữa. * Hình ảnh nhân hoá: “Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu.” =>Nỗi buồn trong tâm trạng lan cả sang cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng rơi”và “mưa bụi bay” nói lên điều gì? Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay ‘Lá vàng rơi trên giấy Ngoài đường mưa bụi bay. Hình ảnh: “lá vàng rơi”:héo úa, tàn lụi “mưa bụi bay”:ảm đạm,lạnh lẽo Tả cảnh ngụ tình, cảnh vật , đất trời cũng ảm đạm, buồn tủi với ông 3/ Ông đồ không còn nữa Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa, Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? 1/ Hãy tìm hình ảnh đối lập trong khổ thơ trên, nêu ý nghĩa của hình ảnh ấy? 2/ Câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Gợi lên cho em những suy nghĩ gì? * Hình ảnh đối lập: Đào nở, tết đến >Thiên nhiên vẫn vậy, tết vẫn náo nhiệt như xưa nhưng vắng bóng ông đồ.Ông đưa xưa không còn nữa * Câu hỏi tu từ “những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ” =>Trực tiếp bộc lộ cảm xúc, lắng đọng nỗi niềm, nuối tiếc và hoài cổ. Tổng kết Nội dung: Bài thơ là niềm thương cảm chân thành của tác giả trước một lớp người,truyền thống nho học xưa. Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn,cô đọng Sự dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuât: đối lập,tu từ,nhân hóa…tăng sức gợi hình,gợi cảm.  Ông đồ chỉ xuất hiện mỗi năm một lần vào dịp tết.Vậy tại sao lại có hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy”? Câu hỏi thảo luận 1/ Học thuộc lòng bài thơ. 2/ Soạn bài Quê hương (Tế Hanh)

File đính kèm:

  • pptBai 18 Ong do.ppt